TẬP MỈM CƯỜI VỚI CÁI TỆ NHẤT CỦA BẢN THÂN

Để có được những phiên bản tốt nhất, mỗi người hẳn từng trải qua những
giai đoạn sống với nhiều điều vụng dại, những thiếu sót, nhược điểm còn
đầy. Mà gọi vui đó là những phiên bản tệ nhất.
Phiên bản đó từng chỉ nhìn thành công của người khác mà không nhìn
thấy điểm mạnh đang hiện hữu trong bản thân.
Phiên bản đó từng chỉ biết tự ti mà không bao giờ đủ tự tin để làm được
những điều bản thân mong muốn.
Phiên bản đó chỉ biết lẩn tránh mà không mạnh mẽ đối mặt với những
điều xảy đến.
Phiên bản đó từng cố nắm giữ bằng mọi cách hơn là biết cách cho đi.
Từng sống thờ ơ hơn sống có trách nhiệm với các quyết định… Cho đến một
phiên bản với ti tỉ những khuyết điểm liệt kê vài trang giấy.
Cuộc đời cũng lắm thú vị, hễ khuyết bài học nào thì sẽ có những “người
thầy” đến dạy cho đến khi nào khôn ra mới thôi. Họ là những người có duyên
với chúng ta. Bao gồm cả người ân lẫn người oán. Họ đến mang theo những
câu chuyện vui buồn khác nhau, những lòng tốt lẫn sự đố kỵ, vùi dập, cả
hạnh phúc lẫn tổn thương. Đến một lúc “vật cùng tắc biến, vật cực tất phản”,
một vật hoặc một sự việc khi đi đến điểm cực độ trong giới hạn thì sẽ phản
đảo lại. Càng ở vào lúc vô vọng, thì càng trở nên tràn trề hy vọng, bật hết sức
giúp chúng ta nhìn thấy hình như phiên bản hiện tại cần phải được “nâng
cấp”.

  • Thêm sáng suốt bằng việc học hỏi.
  • Thêm nhìn kỹ vào vấn đề xảy đến để nhìn ra bài học trong đời.
  • Thêm quan sát đa chiều, thương cho đúng, nhìn nhận cái sai và sửa.
  • Thêm tu dưỡng để sống có mục đích vì mình vì người.
  • Thêm phân định giá trị nào bản thân đang cần, điều gì sẽ ảnh hưởng
    đến giá trị đó.
  • Thêm quyết đoán, cần phải thay đổi hoặc sẵn sàng từ bỏ.
  • Thân cận người có ảnh hưởng tốt đến tư duy, cách sống hướng thượng.
    Hạn chế gần gũi những nơi, những người tác động tiêu cực đến suy nghĩ.
    Cầu nối từ phiên bản tệ nhất đến phiên bản tốt nhất không phải để sống
    hơn thua, thể hiện với cuộc đời, mà đôi khi đơn giản chỉ là để nở được một
    nụ cười thật sự.
    Đó không phải nụ cười cơ học, cười xã giao. Mà là nụ cười an nhiên, thấu
    hiểu, bừng tỉnh trong tâm trí sau tất cả những vấp ngã. Có thể gọi đó là cười
    trong đau khổ từng trải. Nhưng không phải là cười trước đau khổ của người
    khác. Cũng không phải là cười trong nước mắt, nén đau thương mà gượng
    cười. Nó toả ra từ trong lòng. Mà hễ ai đã cười được từ trong lòng thì tự khắc
    mắt, mũi, miệng, khuôn mặt họ cũng cười theo, tươi tắn theo. Cùng với đó
    họ sẽ thấy cuộc đời này rất nhẹ nhàng, làm bất cứ việc gì cũng trong tâm thái
    an nhàn.
    Muốn cười được như vậy thì dĩ nhiên, xuất phát là từ phiên bản tệ nhất
    ai cũng có. Có những điều thất bại theo cách nhìn thông thường, nhưng nó
    đang giúp ta trưởng thành hơn từng chút một. Có những khiếm khuyết còn
    tồn tại, nhưng quan trọng là biết mình còn cần tích luỹ vốn sống, mở lòng
    đón nhận những cơ hội, thách thức.
    Dù đang ở phiên bản nào, từ đầu đến cuối hãy giữ được nhân cách sống
    chân thành, từ ái. Rồi trên mỗi bước đi hoàn thiện thân tâm của chúng ta,
    dẫu bị xếp loại là phiên bản tệ, nhưng bản chất của nó vẫn là một phiên bản
    tốt, tốt hơn, tốt hơn nữa. Giúp chúng ta cảm thấy an yên với ngay chính
    những điều đang hiện hữu bên trong.
    CHUYỆN CỦA SOUL
Advertisement

HIỂU ĐƯỢC VẠN SỰ TÙY DUYÊN AN, TÂM TĨNH LẶNG

  1. Giữa người với người, có thể gần, cũng có thể xa. Giữa việc với việc, có
    thể phức tạp, cũng có thể giản đơn. Giữa tình cảm với nhau, có thể sâu, cũng
    có thể cạn.
  2. Đừng mong cầu mọi người đối xử với mình đặc biệt, cũng đừng nên
    hy vọng họ sẽ bớt đi những toan tính.
  3. Cuộc sống có người nói ít làm nhiều, cũng sẽ có kẻ chỉ biết hoa chân
    múa tay. Bạn không nên quá bận lòng, chỉ cần quản tốt việc của bản thân,
    còn lại mọi việc hãy thuận theo nhân duyên.
  4. Đức Phật từng nói: Với người không có duyên, dù bạn nói bao nhiêu
    lời cũng là thừa; còn như đã hữu duyên thì chỉ cần xuất hiện, bạn cũng có
    thể đánh thức mọi giác quan của họ.
  5. Có một số việc, vừa phân trần trắng đen đã trở thành quá khứ. Có một
    số người, giận hờn vài ngày đã trở thành dĩ vãng. Có những nỗi đau, vừa
    cười lên đã tan thành bọt nước. Có những hoàn cảnh, nhờ chịu chút thương
    đau mà trở nên kiên cường.
  6. Đôi khi hôm nay là việc lớn, ngày mai nhìn lại chẳng có gì đáng kể.
    Năm nay quan trọng, sang năm sẽ trở thành thứ yếu. Chuyện vĩ đại đời này,
    đời sau người ta gọi là truyền thuyết.
  7. Chúng ta, nhiều nhất cũng chỉ là câu chuyện của một người. Vì thế
    trong cuộc sống hay công việc, nếu gặp chuyện không vừa ý, hãy nói với
    bản thân: “Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi cũng đến, hãy buông bỏ tất cả
    để bắt đầu ngày mới!”
  8. Trên đời, có một số việc không phải không để tâm, mà để tâm cũng
    không làm được gì hơn.
  9. Cuộc sống không có “Nếu Như”, chỉ có “Hậu Quả” và “Kết Quả”.
  10. Đón nhận đời mình như thế nào là do bản thân lựa chọn, người khác
    không thể quyết định thay.
    SƯU TẦM

CHỈ CẦN THAY ĐỔI Ý NIỆM LIỀN THOÁT KHỔ…

Một người góa phụ ở bên bờ sông với mong muốn tìm đến cái chết, may
mắn được ông lái đò đi ngang qua cứu vớt.
Ông lái đò hỏi người góa phụ:

  • “Tại sao lại muốn tìm đến cái chết?”
    Người góa phụ nói:
  • “Bởi vì chồng của tôi đột ngột chết nên tôi cũng không thể sống nổi
    nữa.”
    Ông lái đò hỏi:
  • “Cô kết hôn được bao lâu rồi?”
    Người góa phụ trả lời:
  • “Được 3 năm.”
    Ông lái đò lại hỏi:
  • “Lúc chưa kết hôn, cô làm nghề gì?”
    Người góa phụ trả lời:
  • “Tôi làm nghề nhuộm vải trong thôn.”
    Ông lái đò lại hỏi:
  • “Khi ấy cuộc sống của cô thế nào?”
    Người góa phụ trả lời:
  • “Cũng hài lòng.”
    Người lái đò lại hỏi:
  • “Lúc đó cô chưa có chồng, tại sao cũng sống được tiếp vậy?”
    Người góa phụ bật cười.
    Ông lái đò nói:
  • “Hãy tìm về chính bản thân mình khi chưa kết hôn đi, lúc đó cô có một
    mình, chẳng phải cũng vẫn cảm thấy hạnh phúc hay sao?”

LỜI BÌNH:
Đau khổ của con người đến từ nỗi sợ bị mất một thứ gì đó, mà sở dĩ người
ta sợ là bởi vì họ đã quá quen thuộc đến nỗi trở thành thói quen hay phụ
thuộc vào sự tình, sự vật, con người đó… Một khi những thứ đó bị mất đi
thì mục tiêu cuộc sống của họ, trọng tâm của họ lập tức bị hút ra, khiến cho
họ không cách nào tiếp nhận được sự thật mà rơi vào đau khổ.
Nếu như không có điện thoại, không có internet, không có các cửa hàng
tiện lợi… Thì con người sẽ không sống được sao? Con người sẽ không vui
vẻ hạnh phúc sao?
Đương nhiên sẽ không như thế.
Nhận ra những thứ mà bạn cứ khăng khăng “nhất định phải có”, đó chính
là mấu chốt của tự do. Nói cách khác, một khi “thói quen” đó được cải biến,
những điều trước đây “nhất định phải có” đã không còn là nhu cầu phải có
nữa, thì bạn sẽ thấy mình được tự do và không còn bị ràng buộc bởi nó.
Đôi khi thay đổi khía cạnh nhìn nhận, thay đổi ý niệm, sẽ phát hiện tương
lai phía trước sẽ rộng mở và sáng sủa hơn, bạn nên suy nghiệm để rút ra bài
học hữu ích từ điều này..

MỘT CÂU NÓI DỊU DÀNG !

Đây là câu chuyện mà tôi được một nhà tỷ phú kể cho nghe:
“Nhiều năm về trước, có một cậu bé mồ côi tên Jim, 12 tuổi, gầy gò. Jim
sống lang thang, là đầu mối của mọi trò cười và trêu chọc của mọi người
sống trong thị trấn. Không ai đối xử tử tế với Jim. Những nghi ngờ của mọi
vụ ăn cắp hay rắc rối đều có tên Jim đầu tiên. Cậu chỉ nhận được những lời
nói cay độc, nghi ngờ. Kết quả là Jim luôn lẫn tránh những người xung
quanh.
Cậu càng lẫn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu. Tài sản duy nhất của Jim
là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẫn tránh mọi người như chủ nó. Jim
không đối xử thô lỗ với Tige nhưng cậu cũng luôn dùng thứ ngôn ngữ cay
độc mà mọi người dùng với cậu. Phần vì cậu đã quen với những ngôn ngữ
đó, phần vì để trút đi mọi nỗi uất ức.
Một hôm, Jim thấy cô gái phía trước làm rơi một gói nhỏ.
Cô cúi xuống nhặt thì một gói khác lại rơi khỏi tay. Jim chạy đến, nhặt hai
cái gói lên đưa trả cô gái.

Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt – Cô gái cười và xoa đầu Jim.
Jim hoàn toàn sốc. Đó là những lời nói tử tế đầu tiên cậu nghe thấy trong
suốt 12 năm. Jim nhìn theo cô gái cho đến khi cô đi khuất.
… Jim huýt sáo gọi Tige, con chó ve vẩy đuôi chạy tới bên.
Cả chủ và chó đi vào rừng… Jim ngồi xuống cạnh bờ suối và trong đầu cứ
vang lên: “Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt !”… Jim cười một mình.
Rồi cậu gọi : “Đến đây Tige!”. Tige chạy lại ngay, Jim xoa đầu nó và nói:
“Cảm ơn mày! Mày thật là tốt !”
Tige rất phấn kích và ngạc nhiên. Tai nó vểnh lên, mắt hướng về phía Jim
chăm chú, đuôi vẩy lia lịa. “Đến con chó cũng thích nghe nói dịu dàng!”.
Jim nghĩ và lôi trong túi ra một mảnh gương vỡ.

Cậu bé thấy một khuôn mặt lấm lem. Jim rửa mặt thật cẩn thận. Sau đó,
Jim lại nhìn vào gương. Cậu bé ngạc nhiên. Lần đầu tiên, cậu nhìn lên cao
thay vì chỉ cúi mặt như mọi khi. Một cảm giác, cũng là lần đầu tiên cậu cảm
thấy: cảm giác tự trọng.
Từ khoảnh khắc đó, cuộc đời Jim hoàn toàn thay đổi bởi quyết tâm để
xứng đáng với “những lời nói dịu dàng”.

Ngưng một lát, nhà tỷ phú tiếp tục nói : “Thưa các bạn, tôi chính là cậu
bé đó. Thị trấn nhỏ mà tôi vừa kể đến chính là thành phố này 40 năm về
trước.
Cái cây ở đằng kia mà quý vị có thể thấy chính là nơi một người phụ nữ
đã gieo hạt giống đầu tiên của lòng nhân hậu xuống cuộc đời tôi. Mong sao
ai cũng có thể làm được như thế”.
Adlai Albert Esteb

NGƯỜI PHẬT TỬ NÊN LÀM GÌ?

Đức Phật dạy có bốn điều quý báu mà con người trên thế gian này luôn
mong muốn và tìm kiếm. Đó là:

  • Sức khỏe, không bệnh tật
  • Hạnh tri túc, biết đủ
  • Người mà ta cảm thấy gần gũi, thương yêu
  • Hạnh phúc Niết Bàn.

Muốn có được bốn “lộc” hay bốn quả này trong tay, ta phải hết lòng tu
tập bằng cách bố thí, trì giới, và hành thiền. Trong bốn lộc này thì hạnh phúc
Niết Bàn là hiếm quý nhất – cao thượng nhất. Ta phải nỗ lực tu tập để thấy
Niết Bàn là có thật, để không uổng phí cả một đời người.
Đức Phật cũng dạy rằng có bốn điều không bao giờ hiện hữu trên đời này:

  • Không bao giờ có dấu chân trong hư không: con chim bay không bao
    giờ để lại vết chân, bậc đã giải thoát hoàn toàn không lƣu lại dấu vết.
  • Không bao giờ có bậc Sa Môn, không bao giờ có người giác ngộ, giải
    thoát ngoài Giáo Pháp của Đức Phật.
  • Các pháp hữu vi không bao giờ trường tồn mãi trong thế gian.
  • Niết Bàn không có thay đổi và sợ hãi.

Muốn thực sự nghiệm được bốn điều này, ta lại cũng phải nỗ lực thực
hành Giáo Pháp.
Đức Phật dạy nếu người Phật tử muốn tỏ lòng tôn kính Ngài thì nên cúng
dường Ngài bằng sự thực hành Giáo Pháp vì đó là món quà giá trị và cao
quý nhất. Thật vậy, nếu ta hành đạo đạt đến giải thoát đau khổ, ta mới thực
sự an vui. Rồi đem cái an vui ấy lên dâng cúng Ngài. Lúc ấy ta mới thật là
con trai, con gái của Ngài.
Con thì phải giống cha: không tham, sân, si. Như vậy, cũng không cần
phải bỏ nhà cửa, vợ con đến chùa bái lạy Ngài mới gọi là cúng dường. Chỉ

cần thực hành để thấy cho được nhân, quả của khổ, của vui. Đó là cách tỏ
lòng tri ân Đức Bổn Sư một cách trọn vẹn và ý nghĩa nhất. Cúng dường Phật
lúc thân còn trẻ trung khỏe mạnh, tâm còn sáng suốt thì phước nhiều hơn.
Ví như đối với bác sĩ, thân chủ còn trẻ, khỏe, dễ chữa trị hơn người già yếu.
Ta đừng đợi đến khi hết cách chữa mới đi kiếm thầy, chạy thuốc thì dù thầy
giỏi, thuốc tiên cũng không trị được bệnh.
Vậy ta cũng không nên đợi đến lúc già, bệnh mới nhớ cúng dường Phật
để cầu Ngài cứu độ mà phải biết cách đoạn diệt cái khổ ngay từ bây giờ trong
từng giây phút. Loại trừ được cái chết trong từng giây phút chính là cúng
dường Tam Bảo từng giây phút.
Thiền sư Kim Triệu Khippapañño

DIỆN MẠO PHẢN ÁNH TÂM HỒN

Theo truyền thuyết, ngày xưa, có một người thợ thủ công dáng vẻ thanh
tú ở tỉnh Sơn Đông. Mặc dù anh ta trông hấp dẫn, anh lại rất thích khắc
tượng ma quỷ. Tác phẩm chạm khắc của anh vô cùng sinh động và sống
động như thật. Theo thời gian, việc kinh doanh của anh trở nên rất phát đạt.
Một ngày, anh soi gương và đã bị sốc khi thấy diện mạo của mình đã trở
thành hung dữ và xấu xí. Anh đã đi khám nhiều bác sĩ nổi tiếng, nhưng
không ai có thể giúp.
Anh dừng lại ở một ngôi đền và nói chuyện với một ông lão cao niên.
Ông lão nói:
“Tôi có thể giúp làm cho ước mơ đó trở thành sự thật với điều kiện anh
phải khắc cho tôi một số tượng Phật bà Quan Âm với các biểu hiện khác
nhau.”
Người nghệ nhân đã đồng ý ngay lập tức và bắt đầu nghiên cứu tư duy
và diện mạo của Phật Bà Quan Âm. Anh ta cố gắng hết sức mình để chuyển
tải được các đức tính của Phật bà, đặt mình trong tư tưởng như thể Phật bà
Quan Âm đang ngự trong lòng. Sau sáu tháng nghiên cứu và làm việc chăm
chỉ, anh đã khắc xong một vài bức tượng Phật Bà Quan Âm rất sống động
thể hiện được tính nhân đức, sự từ bi, lòng khoan dung và sự thiêng liêng.
Mọi người ngạc nhiên trước sự sinh động trông như thật của các bức tượng.
Còn người thợ thủ công cũng ngạc nhiên khi thấy rằng vẻ mặt của mình đã
có chuyển đổi, lúc này anh trông thật đường hoàng và trang nghiêm.

  • Khi bạn phân tích triết lý này từ quan điểm của y học Trung Quốc cổ
    đại, sinh lý học và tâm lý học hiện đại, bạn có thể thấy rằng “tướng do tâm
    sinh” là có thể lý giải. Mỗi hành động và suy nghĩ trong cuộc đời của bạn sẽ
    phản ánh trên diện mạo của bạn. Bất cứ cái gì bạn suy nghĩ và cảm thấy từ
    bên trong sẽ hiển thị với thế giới qua ngoại hình và tính cách của bạn. Kết
    quả là, nếu bạn có một tâm trạng yên bình và tĩnh lặng, bạn rất lạc quan, từ
    bi, và có sự chính trực, cơ thể của bạn sẽ hoạt động một cách mềm mại và
    bạn sẽ có sức khỏe tốt và tinh thần sảng khoái. Điều này tự nhiên sẽ thu hút
    những người khác, vì ở xung quanh bạn thật dễ chịu. Khi mà tâm trạng của
    bạn được phản ánh qua nét mặt, thì một tâm trạng tốt sẽ giúp cải thiện ngoại
    hình của bạn.
    Mỗi một hành động hoặc suy nghĩ mà bạn có trong đời sẽ phản ánh qua
    diện mạo của bạn.
    Câu nói “tướng do tâm sinh” mang hàm nghĩa rằng những cảm xúc của
    bạn sẽ được phản ánh ra khuôn mặt bạn; và những ý nghĩ, hành động của
    bạn cũng sẽ được thể hiện qua sự biểu lộ trên khuôn mặt bạn.
    Nói cách khác, diện mạo của bạn sẽ cho biết trong tâm bạn có gì.
    Nếu bạn vui vẻ, bạn sẽ có một vẻ mặt dễ chịu, thư thái và hài hòa. Bạn sẽ
    khiến người khác cảm thấy rằng cử chỉ và tướng mạo của bạn thật dễ chịu,
    ngay cả khi đó chỉ đơn thuần là sự giản dị mộc mạc nếu đem so sánh với
    tiêu chuẩn về vẻ đẹp được nhìn nhận ngày nay.
    Your appearance shows what is in your heart.
    “Tướng do tâm sinh” – Ngoại hình sẽ cho biết tâm bạn nghĩ gì
    (Tác giả: Aizhu Lu
    Dịch giả: Xuân Dung)

MUỐN THEO ĐUỔI ƯỚC MƠ CỦA CHÍNH MÌNH!

  1. Có một câu nói nổi tiếng của trường Harvard: Tương lai của một người
    được quyết định bằng cách họ dành thời gian rảnh của mình từ 10g tối đến
    12g đêm. Sử dụng khung giờ này để tìm tòi, suy nghĩ, rút kinh nghiệm cho
    bản thân và tham gia vào các cuộc nói chuyện có mục đích gây dựng sự
    nghiệp. Nếu bạn kiên trì những hoạt động này, thành công sẽ đến gõ cửa
    vào một ngày không xa.
  2. Đừng giới hạn bản thân chỉ vì những vấp ngã khi còn trẻ. Bạn vẫn còn
    thời gian để đầu tư vào chính mình, nâng cao sự khôn ngoan và tầm vóc cao
    hơn người khác. Cố gắng tích lũy kinh nghiệm để có thể phân biệt giữa
    những gì là quan trọng và đáng để đầu tư.
  3. Không chi tiêu quá nhiều vào quần áo, giày dép hoặc vật chất xa hoa.
    Bạn có thể mua nhiều thứ yêu thích khi trở nên giàu có. Nhưng, hãy dành ra
    một khoản tiền nhỏ và mua quà cho những người thân yêu của bạn. Giải
    thích cho họ lý do tại sao bạn phải tiết kiệm và nói về mục tiêu, ước mơ và
    kế hoạch đầu tư trong tương lai.
  4. Khi bạn nghèo, hãy cứ đối xử tốt với người khác. Đừng chờ đền ơn.
    Còn khi giàu có, đừng khoe khoang. Mọi chi tiêu lúc ấy, hãy coi nó là một bí
    mật.
  5. Khi công việc đã ổn định, hãy theo đuổi ước mơ của bạn. Đã đến lúc tự
    sải đôi cánh và nắm lấy mơ ước của mình rồi! Có thể sử dụng số tiền còn lại
    để thực hiện những dự định ấp ủ từ lâu. Hãy chắc chắn rằng bạn sống một
    cuộc sống thật đặc biệt và không phải là bản sao của bất cứ ai!
  6. Đừng sống trong những sai lầm trong quá khứ. Không nên buồn phiền
    hay cứ đắm chìm mãi trong một quyết định sai hoặc tình huống đáng tiếc
    nào xảy đến mà chúng ta không thể thay đổi được. Mọi người đều phải mắc
    lỗi, điều quan trọng là những gì chúng ta học được từ những sai lầm. Khi
    bạn bỏ lỡ cơ hội, đừng băn khoăn – không phải mọi cơ hội đều dành cho
    bạn.
    [SƯU TẦM]

CẢM NHẬN HẠNH PHÚC TỪ NHỮNG ĐIỀU NHO NHỎ

  • Hạnh phúc không ở chỗ bạn làm chức quan gì, mà là cho dù ở bất cứ
    nơi đâu, mọi người đều tỏ ra yêu mến và trân quý bạn.
  • Hạnh phúc không ở chỗ bạn tích cóp được bao nhiêu tiền, mà là mỗi
    ngày bạn có được làm những việc mình thích hay không.
  • Hạnh phúc không ở chỗ vợ của bạn xinh đẹp thế nào, chồng của bạn
    thành công ra sao , mà là nụ cười trên môi người phối ngẫu cuả bạn thường
    có những nụ tươi tắn.
  • Hạnh phúc không ở chỗ nhà của bạn rộng lớn bao nhiêu, mà là trong
    nhà bạn có bao nhiêu tiếng cười.
  • Hạnh phúc không ở chỗ bạn lái chiếc xe sang trọng thế nào, mà là bạn
    biết giữ tay lái bình an về được đến nhà hay không.
  • Hạnh phúc không ở chỗ ăn ngon mặc đẹp, mà là ít có tai ương, bệnh tật.
  • Hạnh phúc không ở chỗ những tràng pháo tay nhiệt liệt lúc bạn thành
    công, mà là lúc bạn cảm thấy chán nản nhất vẫn có người nói với bạn rằng:
    ” Này bạn ơi, hãy cố lên! ”
  • Hạnh phúc không ở chỗ bạn từng nghe bao nhiêu lời ngon tiếng ngọt,
    mà là lúc bạn đau buồn rơi nước mắt có người nói với bạn rằng: ” Không sao
    cả, có mình ở bên bạn nè! ”
  • Hạnh phúc không hẳn là mỗi ngày bạn đến chùa tìm kiếm sự bình an,
    mà là ngay giữa đời sống huyên náo này, bạn vẫn xây được một ngôi chùa
    yên tĩnh trong chính tâm hồn bạn..
    • ” Hạnh phúc là khi giữa đổi thay
    • Lắng yên, trọn vẹn phút giây này.
    • Ngắm bình minh đến hoàng hôn lại.
    • Thả hết ưu phiền cho gió bay.”
    • Như Nhiên

BẠN CHÂN THẬT

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Bấy giờ, Singàlaka, gia
chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, chấp tay đảnh lễ sáu phương.
Rồi Thế Tôn, buổi sáng vào thành Vương Xá khất thực, sau khi dạy
Singàlaka về ý nghĩa đảnh lễ sáu phương, Ngài dạy thêm:
Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải
được xem là người bạn chân thật: Ngăn chặn bạn không làm điều ác;
khuyến khích bạn làm điều thiện; cho bạn nghe điều bạn chưa nghe; cho
bạn biết con đường lên cõi chư Thiên. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn
trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn
chân thật.
Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được
xem là người bạn chân thật: Không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn; hoan
hỷ khi bạn gặp may mắn; ngăn chặn những ai nói xấu bạn; khuyến khích
những ai tán thán bạn. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người
bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật.
(Trường Bộ II, kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt [trích])
LỜI BÀN:
Bạn bè ở đời có nhiều người và nhiều hạng. Vì thế nên người xưa đã từng
khuyên chọn bạn mà chơi, chọn mặt để gửi vàng. Việc chọn lựa, tìm kiếm
những người bạn hiền, chân thật để học hỏi và sẻ chia là điều cần thiết. Ai
có nhiều bạn hiền, ắt hẵn người ấy có cơ hội gặt hái được nhiều thành công
trong cuộc sống.
Một người bạn chân thật, theo tuệ giác của Thế Tôn, phải thường xuyên
khuyến khích và nhắc nhở cho ta những điều lợi ích cần phải thực hành để
đem đến an vui. Người bạn chân thật thường thẳng thắn khuyên ngăn chúng

ta trước những việc làm ác. Cuộc sống vốn nhiều biến động và vô vàn những
ngang trái, éo le dễ làm cho con người manh tâm tham lam, thù hận. Nếu
không kịp thời phản tỉnh trước những lời khuyên của bạn tốt thì chúng ta
rất dễ dàng tạo ra những lầm lỗi. Không chỉ có thế, người bạn tốt còn khuyên
ta làm các điều lành, tận tình chỉ bày cho ta những điều chưa biết và nhất là
trao truyền những phương pháp thực tập chuyển hóa để sống an vui trong
hiện tại và tăng trưởng phước báo ở vị lai.
Một đặc điểm khác của những người bạn chân thật là luôn sẻ chia buồn
vui với ta trong những lúc thành công hay thất bại. Nhờ bạn tốt nên lúc
thành công, ta không quá đỗi tự hào và lúc gặp thất bại cũng không thối chí,
gắng gượng vươn lên. Trước những lời thị phi ta đang gánh chịu, bạn tốt ra
sức bảo vệ và trước những lời tán dương ca ngợi ta, bạn tốt luôn bày tỏ đồng
quan điểm. Có được những người bạn với những đức tính như trên, chắc
chắn họ là bạn hiền.
Những ai có phước duyên gặp được bạn hiền như trên thì cần phải trân
trọng, giữ gìn những tình cảm bạn bè tốt đẹp ấy để cùng nhau học tập, tu
dưỡng đạo đức, sống hiền thiện, hạnh phúc và an vui.
QUẢNG TÁNH

CHỈ CÓ THỂ CÙNG NGƯỜI ĐI CHUNG MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG

“Bạn chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác, chỉ có
thể cùng người đi cũng chỉ một đoạn đường đời, Điều đó chính là tính hữu
hạn mà bạn cho người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho
đi sự vô hạn được?”
Sau cơn mưa vào ngày xuân hôm ấy, người bạn tốt của tôi ngỏ lời từ giã.
Tôi kiên trì đòi đưa bạn ấy ra đến trạm xe.
Bạn ấy ngăn cản tôi: “Tống quân thiên lý, chung hữu nhất biệt”
Đưa người ngàn dặm, cuối cùng rồi cũng cách biệt, dù thế nào đi nữa thì
bạn cũng chỉ có thể đưa tôi đi chỉ một đoạn đường, thôi thì chỉ đưa tôi đến
cửa thì ngừng bước nhé.”
Tôi đành tôn trọng theo ý kiến của bạn ấy.
Mỗi con người đều chỉ đan xen vào một đoạn trong cuộc sống của người
khác. Điều chắc chắn vĩnh viễn là chỉ có thể đưa người đi cùng một đoạn
đường.
Bạn thương yêu cha mẹ mình, hy vọng họ sống lâu trăm tuổi, nhưng trong
lúc bạn đang rất hiếu thuận với cha mẹ mình, thì họ cũng sẽ rời xa trước mặt
bạn, bạn cũng chỉ có thể đi cùng cha mẹ mình chỉ một đoạn đường mà thôi.
Bạn yêu thương con cái của mình ư, từng giờ khắc bạn mong rằng mình
có thể vì chúng mà ngăn gió chắn mưa, vậy mà bạn đang lớn tuổi từng ngày,
rồi cũng có một ngày, trước mặt các con bạn cũng phải bỏ chúng mà đi, bạn
chỉ có thể cùng đi với con cái chỉ một đoạn đường.
Bạn có người vợ tâm đầu ý hợp, nhưng hai mươi mấy năm trước cô ấy
thuộc về cha mẹ, vài mươi năm sau cô ấy cũng bị con cái, vận mệnh mà chia
cách, bạn cũng chỉ có thể đi cùng với nàng chỉ một đoạn đường.

Bạn xem trọng trong tình nghĩa bạn bè, nhưng mà nếu không phải là bạn
bè lìa xa bạn, thì cũng chính là bạn sẽ lìa xa bạn bè, bạn chỉ có thể cùng đi
với bằng hữu một đoạn đường. Cũng vì chỉ có thể cùng đi với nhau một
đoạn đường, Nên bạn càng thêm quí trọng tiếc thương.
Lúc mà người ta cơ nhỡ đói rách, sự quan tâm của bạn nên trở thành một
quả táo…
Lúc mà người ta giá rét, thì sự giúp đỡ của bạn nên biến thành một cái áo
bông.
Lúc mà người ta vui vẻ hạnh phúc, thì sự tươi cười của bạn đáng lẽ nên
sáng lạn nhất
Lúc mà người ta gặp chuyện thương tâm, thì sự vỗ về an ủi của bạn đáng
lẽ nên thật là chân thành thiết tha mới phải…
Cuộc đời vốn dĩ lặp đi lặp lại những ấn chứng:
Ban đêm thì có thể vì việc thêm vào cái lồng lửa mà có được ánh sáng.
Việc đẩy lùi tuyết lạnh không vì sự tham dự của gió lạnh mà hóa thành
ấm áp.
Bởi vì chỉ có thể cùng người ta đi chỉ một đoạn đường,
Bạn đáng lẽ cũng nên học cách từ bỏ.
Cha mẹ chỉ có thể vỗ về nuôi nấng bạn trưởng thành, không nên kỳ vọng
cha mẹ là cái quải trượng (cây gậy) vĩnh viễn của bạn, để có thể chống đỡ
toàn bộ cuộc đời của bạn.
Con cái cũng chỉ là cùng liên quan huyết nhục với bạn, chứ không phải
là vật phẩm phụ thuộc của bạn, Bạn cần phải biết tôn trọng sự lựa chọn cuộc
đời của chúng.
Vợ con vì bạn mà cung phụng dâng hiến hết tình ái, nhưng sinh mệnh
của nàng không phải là vật phẩm thế chấp của ái tình, nên dành cho nàng
những khoảng không gian riêng tư cần thiết.

Bằng hữu có thể cho bạn sự ấm áp, nhưng loại ấm nồng này là loại tình
cảm mở, bạn không thể cưỡng hành độc chiếm tình hữu nghị của người
khác…
Bạn chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác, chỉ có
thể cùng người đi cũng chỉ một đoạn đường đời, Điều đó chính là tính hữu
hạn mà bạn cho người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho
đi sự vô hạn được?
— DU VŨ MINH (tuyển văn)