HỌC IM LẶNG LÀ HỌC CHÁNH NGỮ

Đức Thế Tôn đã thường thực tập chánh ngữ, và có lúc ngài đã im lặng
khi có người hỏi những câu có vẻ lý thuyết, vì ngài biết trong trường hợp
đó, nếu trả lời thì người hỏi cũng không thâu lượm được gì.
Ví như một hôm có một nhà triết học đến hỏi đức Thế Tôn về hữu và về
vô, đức Thế Tôn chỉ ngồi yên lặng, không trả lời. Một lần khác, một nhà triết
học khác hỏi ngài rằng có ngã hay không, đức Thế Tôn cũng chỉ im lặng.
Một lát sau ông ta lại hỏi: Vậy có nghĩa là không có ngã phải không bạch
đức Thế Tôn?
Ngài cũng im tiếng. Tại vì đức Thế Tôn biết rằng ngôn ngữ trong trường
hợp này sẽ không giúp được gì cho nhà triết học kia, cho nên ngài im lặng,
và cái im lặng của ngài là im lặng sấm sét.
Nói năng đúng với chánh pháp và im lặng đúng với chánh pháp, đó là
nguyên tắc của chúng ta. Khi nói thì chúng ta nói đúng với chánh pháp,
nhưng khi im lặng, chúng ta cũng phải im lặng đúng với chánh pháp. Nghĩa
là cái im lặng của chúng ta có thể là một bài thuyết pháp. Học im lặng là học
chánh ngữ.
~T.S. Nhất Hạnh

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s