TRỌN VẸN TỪNG PHÚT GIÂY ĐỜI SỐNG

Mỗi ngày chúng ta nên dành riêng một khoảng thời gian chừng 30 phút
để suy gẫm tới lui chuyện trong ngày và chuyện ngày mai. Xong rồi thôi.
Hãy sống trong hiện tại, lo chuyện của mình, không lo chuyện bao đồng
của người khác.
Hiện tại hôm nay là tương lai của ngày hôm qua và sẽ là quá khứ của
ngày mai.
Nếu chỉ sống trong quá khứ và tương lai mà quên mất hiện tại thì thật ra
bạn không thật sự đang sống. Nếu bạn sống mà phần hồn không nằm trong
thân thể, chu du đây đó, suy nghĩ lung tung, thì có khác gì một người đã quá
vãng?
Bắt đầu bằng những thói quen rất đơn giản như ăn, uống, đi đứng, nằm
ngồi, và thở… nên chú tâm để ý và trọn vẹn những gì đang làm, đang sống,
và đang có.

  • Hãy nên biết thay đổi tầng số, đổi “kênh” channel.
    Đổi “kênh” bằng cách dành thì giờ cho các hoạt động tích cực như thể
    dục, thể thao, từ thiện, thiền tập, âm nhạc …
    Một trong những bí quyết sống thọ đến 95 tuổi của ông nội các cháu là,
    không nên lo chuyện con bò trắng răng! Nên bớt thu nhập những chuyện
    không dính dáng liên quan đến mình từ tin tức lẫm cẫm “xe cán chó, chó
    cắn xe”, chuyện trên mạng, chuyện của minh tinh điện ảnh, chuyện của hàng
    xóm hay bạn của hàng xóm…
    Nên nhớ, không có bạn thế giới vẫn tồn tại, nhưng nếu không có bạn thì
    gia đình và người thân yêu mới thật sự mất mát.
  • Sự an bình trong nội tâm sẽ đưa đến sự an bình của thế giới bên ngoài.
    Bằng cách tạo ra sự an bình trong thế giới nội tâm, chúng ta mang nó ra thế
    giới bên ngoài và điều đó chắc chắn có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác
    chung quanh.
    Giá trị và lợi ích thiết thực của sự thực hành Phật giáo là ở điểm này. Tu
    không phải để ngày mai, ngày kia sẽ hạnh phúc mà tu lúc nào là hạnh phúc
    ngay lúc đó.
    Tu là hạnh phúc bây giờ
    Không ăn bánh vẽ, không chờ kiếp sau!
    NHƯ NHIÊN
Advertisement

PHẬT DẠY VỀ: LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM


Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapndika, gọi các Tỷ-
kheo: Này các Tỷ-kheo, có bốn loại mây mưa này.
Thế nào là bốn?
Có sấm, không có mưa;
Có mưa, không có sấm;
Không sấm và không mưa;
Có sấm và có mưa.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người được ví dụ với bốn loại
mây mưa này, hiện hữu ở đời. Hạng người có sấm, không có mưa; hạng
người có mưa, không có sấm; hạng người không sấm và không mưa; hạng
người có sấm và có mưa.
Thế nào là hạng người như mây có sấm, không có mưa?
Này các Tỷ-kheo, có hạng người có nói mà không làm.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người như mây có mưa, không có
sấm? Đó là hạng người có làm mà không nói.
Thế nào là hạng người như mây không sấm và không mưa? Này các Tỷ-
kheo, có hạng người không nói và cũng không làm.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người như mây có sấm và có mưa?
Đó là hạng người có nói và có làm.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người giống như bốn loại mây này có mặt,
hiện hữu ở đời.
(Tăng Chi Bộ II, chương 4, phẩm Mây mưa, phần Mây mưa [1])
LỜI BÀN:
Tương quan giữa lời nói và việc làm là một trong những thang giá trị
nhằm thẩm định uy tín, danh dự của cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Bởi thực
hiện song hành giữa nói và làm là điều không đơn giản, đa phần người ta
chỉ nói suông hoặc làm được phần nào những điều đã nói mà thôi.
Đáng chê trách là hạng người nói nhiều mà làm chẳng bao nhiêu, thậm
chí là không làm được gì cả. Thuyết phục người khác bằng lời nói là điều
khó song chỉ nói hay mà không làm thì chẳng có giá trị, lợi ích nào hết; trái
lại còn tổn hại đến uy tín, danh dự trầm trọng. Trong cuộc sống, chữ tín vốn
rất quan trọng, đánh mất chữ tín đồng nghĩa với đánh mất tất cả.
Ngược lại với hạng người “nổ” là hạng người không nói mà làm. Rất dễ
thương, trầm tĩnh nhưng hạng người này khó thành công vì ít người hiểu và
tin vào việc làm của mình, nhất là khi những việc làm ấy mới khởi sự hoặc
còn dang dở. Dù sao thì hạng người này vẫn được trân trọng vì đã có làm và
có thể làm được.
Thật buồn cho hạng người bàng quan, chẳng quan tâm đến cái gì cả.
Không nói cùng chẳng làm thì khác gì dửng dưng, vô trách nhiệm trước
những việc cần phải nói, cần phải xắn tay vào cuộc. Cuộc sống quanh ta luôn
cần những tác động tích cực, có tính xây dựng dẫu chỉ là một lời nói, hỗ trợ
về tinh thần.
Một người có nhân cách, một tổ chức có uy tín bao giờ lời nói cũng đi đôi
với việc làm. Làm được những điều đã nói thật không đơn giản nhưng nếu
cố gắng, nhiệt tâm thì vẫn thực hiện được. Đối với người học Phật thì nói và
làm song hành lại càng cần thiết hơn vì bản chất của giáo pháp giải thoát
vốn dĩ “thiết thực và hiện tại”.
QUẢNG TÁNH

KÍNH MỪNG NGÀY PHẬT ĐẢN SANH

  1. Đón Mừng Đức Phật Đản Sanh
    Vào tháng tư hằng năm, mỗi người con Phật đều hân hoan đón mừng
    ngày đức Phật Thích Ca đản sanh. Đấy không đơn thuần là dịp mừng sinh
    nhật như chúng ta, mà chính là ngày chúng ta mừng vui chào đón một vị
    Phật ra đời.
    Đức Phật Thích Ca chính là hiện thân của mười phương chư Phật trong
    ba đời. Cho nên sự kiện một vị Phật ra đời không có nghĩa là sinh ra một vị
    Phật, mà là sanh ra một con người có đầy đủ căn lành. Và chính ngay thân
    người, vị ấy khai phát được tâm Phật ở nơi mình mà hiện thân chứng đắc
    thành Phật.
    Nên Kinh Hoa Nghiêm nói:
    “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Như Lai trí huệ đức tướng, đản dĩ vọng
    tưởng, chấp trước, bất năng chứng đắc.” Nghĩa là: “Hết thảy chúng sanh đều
    có trí huệ và đức tướng của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng, chấp trước, chẳng
    thể chứng đắc.”
    Tâm Phật vốn sẵn đủ ở nơi mỗi một chúng sanh, tức là tánh biết tròn đủ.
    Thế nên, ngay giây phút người biết quay về và an trú nơi tánh biết đó thì
    người bắt đầu đi trên con đường mà đức Phật đã từng đi.
    Rõ ràng vốn có sẵn tánh biết mà sao chúng sanh vẫn còn mãi trầm luân
    trong sanh tử luân hồi? Đó chính là bởi vì trong mỗi sát-na sanh diệt, tâm
    chúng sanh không ngừng sanh khởi vọng tưởng chấp trước mà không thể
    chứng đắc.
  2. Tánh Biết Sẵn Đủ Đó Là Ở Nơi Đâu, Làm Sao Biết?
    Tánh biết vốn sẵn có tròn đầy nơi tâm mình và hiển lộ ra nơi 6 căn của
    mình. Không ai chẳng có, không ai chẳng đủ.
    Tánh biết ở đây chẳng phải là ý thức, suy nghĩ, hiểu biết phân biệt của
    chúng ta. Bởi lẽ ngay nơi ý thức, suy nghĩ, hiểu biết chính là vọng tưởng
    chấp trước rồi vậy. Ý thức suy nghĩ hiểu biết thì mỗi người mỗi khác; có
    người thông minh, có người chậm lụt. Nhưng cái Tánh biết kia thì không hai
    cũng không khác. Chỉ vì chúng ta chỉ biết vin theo cái suy nghĩ vọng biết đó
    và cho nó là cái biết của mình, mà bỏ quên Tánh biết. Từ đó mới sanh điên
    đảo vọng kiến, phân biệt chấp trước, và sanh ra các chủng loại phiền não nơi
    tâm. Từ tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, sân hận, phú, não, tật, xan, cuống,
    siểm, hại, kiêu, v.v… chúng ta khởi lên khẩu nghiệp nói năng, và hành động
    bất thiện ở nơi thân.
  3. Làm Sao Để Loại Trừ Vọng Tưởng Chấp Trước, Quay Về Với
    Tánh Biết Của Phật Kia?
    Đó chính là chúng ta phải tu tập và giữ gìn cho ba nghiệp thanh tịnh, như
    Kinh Vô Lượng Thọ nói:
    “Giữ gìn khẩu nghiệp, chẳng nói lỗi người.
    Giữ gìn thân nghiệp, chẳng mất oai nghi.
    Giữ gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm.”
  4. Nhận Ra Tâm Phật Ở Nơi Mình
    Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nhược năng chuyển cảnh tức đồng Như Lai.”
    Người biết sống với tâm Phật là người biết sống quay về Tánh biết ở nơi
    tự thân. Người biết sống với tâm Phật là người biết làm cho ý nghiệp thanh
    tịnh, khẩu nghiệp thanh tịnh, và thân nghiệp thanh tịnh. Năng chuyển cảnh
    ở đây là chuyển thân chúng sanh vẩn đục, ô nhiễm nhiễm nơi 3 nghiệp thành
    thanh tịnh.
  5. An Trú Nơi Một Pháp
    Sống ở đời ai cũng cần có 1 công việc ổn định để làm mỗi ngày, thì đời
    sống mới an ổn. Đối với người tu đạo cũng vậy, chúng ta cũng phải cần có 1
    pháp hành nhất định để tu tập và hành trì thường xuyên thì tâm mới an trụ
    được. Nghĩa là, chúng ta phải làm và làm hoài mỗi 1 việc đó thôi.
    Như công việc hằng ngày của quý vị, sau khi được người ta hướng công
    việc căn bản của mình rồi, thì quý vị cứ thế mà làm hoài thôi. Và khi nhận
    việc chúng ta cũng chỉ học việc trong phạm trù mình cần làm, chứ không
    nhất thiết phải học tất cả công việc của nguyên công ty đó. Đối với sự tu tập
    cũng vậy, chúng ta chỉ cần biết việc tu căn bản trong phạm trù của mình rồi
    cứ thế mà tu tập, chứ không cần phải đợi học và hiểu hết Tam tạng Kinh
    điển, hay hiểu trọn vẹn lời Phật dạy rồi mới tu.
    Mỗi lần về chùa, quý vị nên tạo duyên lành cho tâm Phật nơi mình hiển
    lộ. Từ đó, quý vị tiếp tục phát huy tâm Phật ấy và tu hành cho thuần thục.
    Ở ngoài thế gian, người với người chỉ sống với nhau bằng tâm chúng sanh,
    tâm tranh hơn thua; thế nên chẳng ai là không sầu, bi, khổ, ưu, não. Muốn
    hóa giải được phiền não, khổ đau trong đời sống thế gian, chúng ta chỉ có
    một giải pháp duy nhất đấy chính là hằng sống với tâm Phật của chính mình.
  6. Luận Kết
    Chúng ta tổ chức đại lễ Phật Đản là vui mừng chào đón sự ra đời và thị
    hiện của Đức Phật Bổn sư Thích Ca. Và đó cũng là dịp chúng ta hiện đón
    đức Phật nơi tự tâm của mỗi chúng ta đang ra đời và sẽ ra đời. Chỉ có sự ra
    đời của mỗi mỗi vị Phật ấy mới có thể cứu độ cho tự thân và tha nhân. Nói
    khác đi là mỗi chúng ta cần nên tự quay về khai mở Phật tâm sẵn đủ nơi
    mình, được hiển lộ qua các căn. Đấy là thường sống với Tánh biết tròn đầy,
    ứng dụng không thiếu đó.
    Tu tập chính là tập sống trở về với Tánh biết sẵn có, tròn đầy và ứng dụng
    không thiếu nơi tự tâm mỗi chúng ta. Tu tập chính là dừng lại việc chạy theo
    suy nghĩ phân biệt, vọng tưởng chấp trước, để rồi từ đó sanh thị phi phiền
    não, gây tạo nghiệp chướng, tự làm khổ mình và làm khổ người khác.
    Nguyện chúc tất cả quý vị đều là những vị Phật đang được sanh ra và sẽ
    được sanh ra để cùng chung vui trong mùa lễ Phật Đản này nhé.
    Tam Bảo đệ tử
    Thích Minh Thông

GIÀU VẬT CHẤT HAY GIÀU SỰ BÌNH AN?


Chuột nhà sống thoải mái trong căn nhà biệt thự và thường xuyên được
thưởng thức những món sơn hào hải vị, trong khi chuột đồng chỉ ăn rau
xanh và thóc ở ngoài đồng, nhưng chuột đồng lại cảm thấy cuộc sống của
mình vô cùng hạnh phúc.
Một hôm, chuột nhà sống ở thành phố đến thăm bạn chuột đồng của
mình.
Vào bữa trưa, chuột đồng phải chật vật xoay sở mới chuẩn bị được một
bữa ăn thật thịnh soạn để chiêu đãi bạn.
Chuột nhà nhìn vào bàn ăn thấy chỉ có rau, lõi ngô và một cốc nước, cậu
chuột thành phố cau mày không nói gì.
Hai chú chuột cùng nhau trò chuyện, chuột nhà luôn nói về cuộc sống
thoải mái trong thành phố của mình, đêm đó, chuột đồng mơ thấy mình
được sống sung sướng nơi phồn hoa đô thị như lời kể của bạn chuột nhà.
Sáng hôm sau, theo lời mời của chuột nhà, chuột đồng đã chuẩn bị hành
lý và cùng chuột nhà lên thành phố chơi.
Sau 1 quãng đường dài, cuối cùng chuột đồng cũng đã tới được biệt thự
nơi chuột nhà đang ở.
Trên bàn ăn, ngập tràn những đồ ăn còn lại của một buổi tiệc thịnh soạn
gồm bánh ngọt, kẹo, mứt, phô mai. Đây đều là những món ăn mà chuột
đồng chưa từng được ăn.
Đúng lúc chuột ta đang định lao vào ăn thì nó bỗng nghe thấy ở đâu đó
có tiếng mèo kêu meo meo, nó giật mình đánh rơi miếng bánh ngọt và vội
vàng chạy đi trốn cùng chuột nhà.
Đến khi mèo ta rời đi, hai chú chuột nghĩ cuối cùng cũng đến lúc chúng
có thể ăn một bữa thật no nê.
Nhưng khi vừa cắn một miếng thức ăn, cánh cửa bỗng mở toang, thì ra
người hầu bước vào để dọn dẹp bàn ăn, đi sau là một con chó to đang nhe
răng đầy dữ tợn, hai con chuột lại hồn xiêu phách lạc chạy trốn thật nhanh.
Chuột đồng và chuột nhà chạy thục mạng. Hai con chuột nhìn nhau, sau
đó, chuột đồng chào tạm biệt chuột nhà để đi về, nó nói:
“Anh có thể có những đồ ăn cao lương mĩ vị mà tôi không có, nhưng tôi
thì lại thích cuộc sống bình yên nơi đồng quê, dù hàng ngày chỉ ăn rau và
cơm. Hãy bảo trọng anh bạn nhé!”
SUY GẪM:
Khi mới chào đời, chúng ta đều không có gì trong tay, tâm hồn chúng ta
đều thanh thản như bầu trời trong xanh vậy. Sau khi trải qua những năm
tháng vất vả của cuộc đời, mỗi người trong chúng ta đều tích lũy được cho
mình rất nhiều kinh nghiệm và công danh sự nghiệp. Nhưng rất ít người
trong chúng ta biết rằng, tâm hồn chúng ta khi đó đã dần dần bị mất đi sự
vô tư ngày nào, chúng ta đã dần trở nên trầm tư hơn, lo nghĩ hơn.
Đi qua những năm tháng gian nan vất vả, rất ít người nhận ra rằng, mình
đã dần cạn kiệt tình cảm, tâm hồn thuần khiết thời trẻ con giờ đây đã nặng
những lo toan, phiền muộn.
Chúng ta đã biến thành một người nhiều hoài nghi vì xã hội đầy rẫy
những con người nhỏ nhen, lọc lừa.
Chúng ta đã biến thành một người dễ cáu giận, vì chúng ta không có đủ
thời gian để nhẫn nại.
Chúng ta đã biến thành một người luôn giả tạo, vì chúng ta không muốn
người khác thấy điểm xấu của mình.
Đột nhiên nhìn lại phát hiện chúng ta rất giống con chuột nhà kia, mặc
dù cuộc sống vật chất đầy đủ nhưng luôn thấy căng thẳng, mệt mỏi.
Tôi hy vọng đến một ngày, chúng ta có thể dang rộng cánh tay nằm trên
đồng cỏ xanh, mắt ngắm nhìn trời cao, thưởng thức hương thơm cỏ hoa. Để
mọi muộn phiền theo gió cuốn đi, như chú chuột đồng mặc dù nghèo nhưng
cuộc sống lại hạnh phúc.
Tôi hy vọng đến một ngày, trên đoạn đường náo nhiệt, chúng ta có thể
bình thản đứng lại ngắm nhìn một chồi non mới nhú, hay hít hà hương thơm
của những bông hoa nở về đêm. Chúng ta mong rằng, chúng ta sẽ tự tạo
được cho mình không gian yên lặng riêng.
Cho dù chúng ta là một người giàu có, hay chỉ là một nông dân nghèo
khổ, bầu trời vẫn luôn thuộc về chúng ta.
Bản nhạc của biển xanh, những khúc ca của sóng mãi là những thứ thuộc
về mỗi chúng ta.
Khi tâm hồn ta có trời và biển, nó luôn xanh thẳm và bình yên, thì lúc đó
chúng ta sẽ là người giàu có nhất trên thế gian này.
Như Thị
(Phóng tác theo Forhuaren)

DUYÊN ĐẾN DUYÊN ĐI NHƯ NƯỚC CHẢY QUA CẦU


Kỳ thực, trong cuộc đời mỗi người có rất nhiều điều là không thể lý giải.
Chính bởi vì không hiểu điều này mà khiến cho con người ta lúc nào cũng
tràn đầy suy tưởng.
Mọi người sống trên thế gian đều có cảm tưởng dường như mọi việc là
theo sự an bài sẵn vậy! Đến thời điểm nào sẽ gặp ai, sự tình gì sảy ra đều là
đã được “nhân duyên” vận chuyển.
Làm người cốt học được cách điềm nhiên đối đãi với hết thảy, dùng bình
tĩnh để đối đãi với mọi sự công bằng và bất công bằng trong cuộc sống, thản
nhiên tiếp nhận mọi sự an bài hợp ý và không hợp ý mình. Ấy mới là cách
đối đãi của bậc trí huệ.
Duyên đến không cần phải vui mừng quá đỗi, duyên đi cũng không cần
phải khóc lóc thảm thiết…
Duyên hợp, duyên tan đều lưu lại một điều gì đó tốt đẹp và một chút tiếc
nuối.
Mọi sự tùy duyên, điều gì qua đi thì hãy buông bỏ để nó qua đi, nên bình
tĩnh đối diện, quý trọng hết thảy những gì đang có ở hiện tại, như vậy mới
sống được tự nhiên, thanh thản. Còn nếu như cố gắng níu giữ thì chỉ khiến
bạn sống triền miên trong vô vọng và tâm linh bị đè nặng mà thôi.
Con người thế gian, nếu như so đo, tính toán quá nhiều thì sẽ tạo thành
một loại ràng buộc, bị mê lạc quá lâu thì sẽ tạo thành một loại gánh nặng. Vì
vậy, không cần quá để ý, khi có được điều gì hãy thật lòng trân quý, khi mất
đi điều gì cũng đừng đau khổ tiếc nuối. Để ý quá nhiều, quá sâu sẽ khiến
bạn mất đi một nửa hạnh phúc, xem nhẹ hết thảy sẽ khiến cuộc sống thăng
hoa hơn, nhẹ nhàng hơn rất nhiều!
Sống trên đời, điều gì đến thì hãy quý trọng, điều gì phải đi thì nên buông
tay, như thế mới sống được tự do tự tại thực sự.
Sống thuận theo tự nhiên là một loại trí tuệ, cũng là một loại cảnh giới
của người giác ngộ.
Duyên đến, duyên đi, duyên như nước chảy qua cầu!
Găp gỡ trong đời một chữ Duyên
Trân trọng bên nhau phút hiện tiền
Người đến, ân cần trao hết dạ
Người về, thôi vướng bận niềm riêng!

  • Như Thị-

NGHĨ KHÁC ĐI ĐỂ HẠNH PHÚC


Khi chán nản, hãy nghĩ xem mình còn lại bao nhiêu ngày để dằn vặt, còn
bao nhiêu thời gian để phung phí? Bạn vui, một ngày cũng qua đi, bạn buồn
một ngày cũng kết thúc. Nếu nhận ra điều này hẳn sẽ không dễ dãi để cuộc
sống mình âm u nữa.
Khi phiền muộn, hãy nghĩ xem thật ra cuộc sống là những phép trừ, gặp
nhau một lần là ít đi một lần, sống hết một ngày là giảm đi một ngày, có gì
đáng để phí hoài? Không quên tình nghĩa, không nghĩ thị phi, không chấp
oan trái, không thẹn với lương tâm là được.
Khi không được như ý, hãy nhìn qua những người đang đau khổ trong
bệnh viện, chúng ta vẫn mạnh khỏe chính là niềm hạnh phúc. Và hãy xem
trên thế giới một giây có bao nhiêu người phải rời đi, chúng ta vẫn còn sống
chính là niềm hạnh phúc… Con người muốn có một đời sống khỏe thì tâm
phải đơn giản, thân phải nhẹ nhàng.
Khi nổi giận, hãy nghĩ xem có nên vì những kẻ không đáng mà ấm ức?
Có cần vì những việc không quan trọng mà bực mình? Ăn uống đúng cách,
làm việc điều độ, vận động vừa đủ, nghỉ ngơi hợp lí, khoản nào tiết kiệm thì
tiết kiệm, phần nào nên tiêu thì chi ra. Bạn tốt thì gia đình và người thân mới
tốt, mọi người đều sẽ tốt.
Khi tính toán, hãy nghĩ xem con người đi một vòng trong thế gian đều
trở về điểm 0, sao phải chi li so bì, không biết nhường nhịn? Nói nhiều thì
tổn thương người, tính nhiều thì tổn thần khí, chi bằng đừng so đo nữa, làm
một người vui vẻ dễ chịu, không thẹn với lòng!
Làm người, còn sống được là tốt.
Có cơm để ăn, có nước để uống, có áo để mặc, có giường để ngủ, có núi
để leo, có sách để đọc, có việc để làm, có đường để đi, cớ sao phải bận tâm
về một người vô tâm đến độ tàn nhẫn, trong khi họ vẫn ngủ ngon mỗi ngày,
còn bạn lại tự dằn vặt bản thân mình?