- Bạn biết điều hạnh phúc nhất trên thế gian này là gì không?
Đó là khi bạn tìm được chính mình, hiểu được giá trị của riêng mình, biết
mình là duy nhất. Là khi bạn thản nhiên và biết cách cân bằng cảm xúc, bạn
không bao giờ để cảm xúc của bản thân phụ thuộc vào người khác. - Ngày hôm nay có người đến nói cười vui vẻ với bạn, bạn thản nhiên nói
cười vui vẻ với họ. Ngày mai, đột nhiên họ không còn nói cười vui vẻ với
bạn nữa, bạn vẫn thản nhiên nói cười vui vẻ với kẻ khác và chinh mình…
Người thực sự hạnh phúc chính là người biết sống Tùy Duyên. Cư xử ân
cần, tha thiết với mọi người nhưng lại chẳng bận lòng khi người ta thay đổi! - Thế nào là tâm bình thản?
Tâm bình thản nghĩa là từ sâu thẳm trong lòng bạn, bạn không còn nổi
lên những ước muốn, những ghen ghét đua tranh hay quá vui sướng trước
một điều gì. Nó khác hoàn toàn với việc bạn có cảm xúc mà đè nén. Cố gắng
không thể hiện.
Bình thản, chỉ có được với việc thường xuyên quan sát tỉ mỉ tâm mình.
Tìm ra nguồn cơn của những vui ghét giận hờn thường tình. Nhìn thấu suốt
xem đằng sau những vui ghét giận hờn đó là gì. Bản chất những điều đó có
thường hằng không. Những điều đó sẽ đưa ta đến đâu nếu ta không buông
xả.
Có thấu triệt như vậy rồi. Bạn mới có thể tự tại mà mỉm cười. Vì bạn thấu
hiểu. Chứ không phải đè nén. Vì bạn sáng suốt. Chứ không phải buông bỏ
trong hoang mang, vô định để tìm cầu sự bình an thoáng chốc.
Học được bình thản rồi. Mình biết nhìn đời bằng con mắt khác. Dễ
thương hơn. Dễ thông cảm hơn, dễ thấu hiểu hơn. Dù cho nhân thế có biến
đổi ra sao. Lòng ta vẫn bình lặng an yên, nhẹ nhàng mà đi cùng năm tháng
trần gian.
NGƯỜI QUAN SÁT
Namo Buddhaya
Month: July 2022
NHÌN LẠI ĐỂ BIẾT MÌNH VÔ VÀN HẠNH PHÚC.
Có một câu nói mà tôi lấy làm tâm đắc:
“Một số người phàn nàn vì bụi hồng có gai, còn tôi, tôi biết ơn vì trong
bụi gai có hoa hồng”. (Alphonse Karr)
Cuộc sống của chúng ta không thiếu những nỗi đau, nhưng cũng chẳng
thiếu những điều tươi đẹp. Chúng ta ai cũng đã và đang có rất nhiều điều
kiện để hạnh phúc, dù đang ở đâu, đang có gì và đang làm công việc gì đi
chăng nữa.
Nếu đang buồn vì cuộc sống thì hãy thử cùng nhau nhìn lại một chút nhé.
Cụ thể là nhìn vào tình trạng hiện tại của chúng ta:
Này nhé!
Có công việc để làm.
Có nhà để ở.
Có xe máy/xe đạp để đi.
Cơ thể chân tay vẫn còn lành lặn.
Còn đôi mắt để nhìn những điều đẹp đẽ xung quanh.
Có những người đồng nghiệp thương mến cùng nhau.
Có chồng, vợ, con cái, bố mẹ bên cạnh.
Cãi nhau với chồng ư?
Là vì mình may mắn có một người cùng đồng hành san sẻ.
Mệt mỏi vì hết tiền ư?
Biết đâu khó khăn lại là cơ hội lớn để mình bứt phá.
Căng thẳng mệt mỏi ư?
Chỉ là bài kiểm tra của vũ trụ nhắc nhở chúng ta quay về chăm sóc bản
thân thôi.
- Nếu sau mỗi khó khăn bạn vẫn còn gán cho nó được một góc nhìn khác
tích cực hơn, thì bạn còn đủ lý do để sống và tiến về phía trước.
Chúng ta đã quá đủ đầy, hạnh phúc ngay giây phút này. Yêu thương bản
thân mình bằng cách đưa suy nghĩ của mình trở về, cảm nhận và nhận biết,
cỏ bên đồi nhìn rất xanh, nhưng cỏ bên nhà mình, dưới chân mình cũng rất
xanh.
Chỉ cần chúng ta quay về, nhìn lại, biết ơn, tận hưởng trọn vẹn những gì
đơn giản nhất, nhỏ bé nhất mà cuộc sống mình đang có. - Hơn tất cả chúng ta may mắn so với những ai không còn được thức dậy,
và hôm nay là ngày cuối cùng họ còn được hiện diện trên trái đất.
Tâm ta ra làm sao
Đời mình như thế ấy
Vậy nên cần gieo cấy
Những hạt mầm an vui…
TIẾNG LÒNG
Namo Buddhaya
LƯƠNG THIỆN VÀ CHÂN THÀNH LÀ THỨ KHÔNG THỂ GIẢ VỜ
Câu chuyện thứ nhất: Chân Thành Là Vô Giá
Có ông chủ A của một doanh nghiệp nhỏ luôn muốn được hợp tác làm
ăn với ông chủ B của một doanh nghiệp lớn, nhưng đã thất bại không biết
bao nhiêu lần.
Lần này, ông chủ A lại bước ra khỏi phòng làm việc của ông chủ B với vẻ
mặt chán nản, nhìn thôi cũng đủ biết là chuyện hợp đồng lại một lần nữa
không thành.
Trên đường đi về, trông thấy một cây nhỏ bên đường bị gió quật đổ, ông
A lập tức chạy lại nâng cây nhỏ ấy lên, để tránh cây lại bị gió hất đổ, ông đã
chạy ra xe tìm dây thừng để buộc nó lại.
Không ai trông thấy hành động này của ông A, bản thân ông A cũng
không biết rằng từ nãy tới giờ, ông B đứng ở trên phòng làm việc đã trông
thấy hết những việc làm của ông, một hành động ngoài dự kiến, nhưng nó
lại đánh động tới ông B, khiến ông B lay động, hợp đồng cuối cùng cũng
được ký thành công.
Ngày ký hợp đồng, ông B nói:
“Anh có biết không? Điều khiến tôi cảm động không phải là việc anh nâng
cái cây nhỏ ấy lên, mà là vì cái cây nhỏ ấy, anh không ngại đường xa, chạy
tới khu đỗ xe lấy dây để cố định lại nó.
Khi người khác cần giúp đỡ, dù không ai thấy hay để ý đi chăng nữa, một
người vẫn không ngần ngại hy sinh lợi ích của mình, dù chỉ là rất nhỏ, điều
đó cũng rất đáng quý! Tôi không có lý do gì để từ chối hợp tác với người
như vậy, người như vậy cũng không có lý do để không thành công!”
Sau này, ông chủ A quả nhiên càng làm càng lớn, càng làm càng thành
công!
Gửi tới những người đang đọc bài viết này!
Khi người khác cần giúp đỡ, hãy vô tư đưa tay ra kéo họ lên. Sự tử tế, sự
chân thành xuất phát từ trái tim là thứ không phải giả vờ là ra được!
Câu chuyện thứ hai: Cơ Hội Luôn Dành Cho Những Người Tốt Bụng,
Luôn Nghĩ Cho Người Khác.
Ở một cửa hàng bách hóa nọ. Vì trời bỗng nhiên đổ mưa to, một bà lão ăn
mặc giản dị tìm tới cửa hàng trú mưa, hầu như tất cả nhân viên của cửa hàng
đều không buồn để ý tới bà cụ.
Có một nhân viên nam trẻ tuổi ân cần hỏi bà lão:
“Chào bà, bà có cần cháu giúp gì không ạ?”
“Không cần đâu cậu, tôi trú mưa một lát rồi sẽ đi ngay thôi.”
Bà lão thấy mình trú mưa trước cửa hàng nhà người ta cũng không tiện,
nên định mua chút gì đó coi như tiền lấy chỗ, nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại
vẫn không biết nên mua gì.
Cậu nhân viên kia trông thấy bà lão như vậy bèn nói:
“Bà à, bà không cần phải cảm thấy khó xử! Cháu có để một chiếc ghế ở
trước cửa, bà cứ ra đó yên tâm ngồi là được rồi”.
2 tiếng sau, mưa tạnh, bà lão trước khi rời đi đã xin danh thiếp của cậu
nhân viên.
Vài tháng sau, cậu nhân viên đó nhận được một cơ hội lớn, cậu được bổ
nhiệm thay mặt cửa hàng bách hóa để đàm phán kinh doanh với một công
ty gia đình lớn khác, với lợi nhuận khổng lồ.
Sau này mới biết, cơ hội đó thì ra là bà lão trú mưa lần trước đem lại cho
cậu và bà lão ấy cũng không phải ai quá xa lạ, bà chính là mẹ của Andrew
Carnegie, người được mệnh danh là “Vua thép” của nước Mỹ thời bấy giờ.
Cứ như vậy, con đường sự nghiệp của cậu nhân viên trở nên vô cùng
thuận lợi, cậu trở thành cánh tay phải đắc lực của “ông vua thép” Carnegie,
đồng thời cũng trở thành nhân vật giàu có nổi tiếng chỉ đứng sau Carnegie.
Chân thành và lương thiện là hai thứ không bao giờ có thể giả vờ mà ra
được, dù có giả vờ được lúc này, cũng không thể giả vờ được cả đời. Người
tôn trọng người khác từ trong tim, tự nhiên sẽ nhận được nhiều cơ hội hơn
người khác. Thứ vô giá trên thế giới này không nhiều, chân thành và lương
thiện chính là hai trong những thứ đó!
SƯU TẦM
QUAY VÀO BÊN TRONG
Bất kỳ giáo lý nào bạn cũng nên đem nó vào bên trong mình và thực hành
nó để chứng thực xem nó đúng hay sai, ngay tại đây và bây giờ. Sự tu tập
của mỗi người là khác nhau, vì mỗi người có căn trí khác nhau. Chúng ta
đến gặp các thiền sư và cố học hiểu cách tu của họ. Chúng ta nhìn vào
phương pháp (pháp môn) và tư cách của họ, nhưng những thứ đó chỉ là thứ
bên ngoài đối với chúng ta.
Nếu ta cứ lo học theo người khác mà không tự tu, thì những nghi ngờ vẫn
luôn còn trong tâm.
“Tại sao thầy này tu cách này?
Tại sao thầy kia tu cách kia?
Tại sao thầy này dạy nhiều, còn thầy kia thì dạy ít, và thầy nọ thì chẳng
dạy điều gì?”
Kiểu nghi vấn này càng làm ta rối trí.
Tìm ra cách tu tập đúng đắn cho mình là việc của mỗi người, chứ không
phụ thuộc vào những điều các thầy đã nói. Chúng ta có thể học tập theo
gương người khác, nhưng quan trọng là phải biết nhìn vào bên trong mình
để tự mình dẹp bỏ sự nghi ngờ.
Do vậy, Đức Phật đã dạy hãy chánh niệm vào giây phút hiện tại, đừng để
tâm ta trôi giạt về quá khứ hay tương lai.
Do vậy trong mọi lúc hãy theo dõi tâm mình. Dù thế sự thế nào, điều đó
không là vấn đề—chỉ cần nhìn thấy chúng là không chắc chắn, chúng chỉ là
vô thường.
Đây là cách duy nhất Phật đã dạy. Thông qua việc tự thân tu tập, ta có
thể nhìn thấy pháp (Dhamma), chứng ngộ là việc tự thân chứng nghiệm bêntrong
thân-tâm mình.
Thiền sư Ajahn Chah
NUÔI DƯỠNG CHÍNH MÌNH MỘT TÂM LƯỢNG BAO DUNG
Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn
chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng phát hiện trong một đĩa có miếng thịt
heo.
Một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ý định để
cho gia chủ trông thấy, nhưng thật không ngờ vị cao tăng lại dùng đũa của
mình đẩy miếng thịt che khuất đi.
Một lát sau, người đệ tử kia lại bới miếng thịt heo lên, thế là cao tăng lại
phải thêm lần nữa che miếng thịt heo đi, đồng thời còn nói khẽ vào tai đệ tử:
“Con mà còn lật nó lên ta sẽ ăn luôn”. Người đệ tử nghe thầy nói thế thì
không dám bới miếng thịt heo lên nữa.
Tiệc xong, thầy trò cao tăng từ biệt gia chủ ra về. Trên đường về, đệ tử
băn khoăn hỏi thầy:
“Thưa thầy, vừa rồi rõ ràng đầu bếp biết chúng ta không ăn mặn, lại vô ý
để lẫn miếng thịt heo vào trong đồ ăn chay của chúng ta? Đệ tử chẳng qua
muốn gia chủ biết mà trừng phạt ông ta”.
Cao tăng từ tốn nói:
“Trên đời ai cũng phạm sai lầm, dù vô tâm hay hữu ý. Nếu để người chủ
thấy miếng thịt heo trong món ăn chay, ông ấy sẽ nổi giận mà trừng phạt
người đầu bếp, thậm chí còn cho người đó nghỉ việc.
Đây không phải điều chúng ta muốn thấy. Đoạt lý đương nhiên là quan
trọng, nhưng tuyệt đối tránh chỉ biết lý mà bỏ quên người, phải nhận ra chỗ
nào nên bỏ qua thì cho qua”.
Hoàn cảnh sống và quan niệm sống của mỗi người thường không giống
nhau, vì thế sự khác biệt trong cuộc sống là khó tránh khỏi. Đa số người rơi
vào vòng xoáy của tranh đấu thường hay “đoạt lý mà quên người”.
Như thế nếu có thắng cũng không khiến người ta phục, trong vòng xoáy
của tranh đấu hơn thua rất nhiều khi đối phương sẽ tìm cách đánh lén sau
lưng.
Con hãy xem chỗ nào bỏ qua được thì bỏ qua, không nên chỉ biết ép người
một cách quái gở, phải biết cho người ta một lối thoát, vấn đề ở đây không
chỉ là cho người ta con đường sống, quan trọng hơn là nuôi dưỡng chính
mình một tâm lượng bao dung, đây cũng là con đường sáng để xã hội hài
hòa.
GẪM:
Đem tâm soi xét cuộc đời trở lại soi xét chính ta ( Trí )
Đem tâm dễ dãi cho ta mà dễ dãi cho người. ( Bi )
Chính là người sống có Trí và Bi vậy.
TUỆ NHIÊN
LÀM SAO ĐỂ GIỮ ĐÔI MẮT ẤM KHI THẤY CUỘC ĐỜI BAO GIÁ LẠNH
Đôi khi do vô tình bắt gặp ánh mắt hay nụ cười của ai đó ngang qua khiến
chúng ta nhận ra, mình thực sự chưa bao giờ bình yên cả, vì suốt bao nhiêu
năm chưa bao giờ mình có được một ánh mắt ấm đến như vậy. Làm thế nào
để đôi mắt dù nhìn thấy bao nhiêu giá lạnh từ cuộc sống nhưng vẫn luôn
giữ được hơi ấm cho mình?
Nếu chỉ có một khoảng sân nhỏ trước nhà, không ai bỏ hoang nơi đó cả,
nhất định phải tìm một cây mà mình thích nhất để trồng, rồi chăm chút mỗi
ngày, giữ gìn nơi đó luôn xanh.
Nếu biết kiếp người rất ngắn, không ai nỡ bỏ hoang cuộc đời của mình
cả, không ai chấp nhận để những suy nghĩ xấu ác lẫn tạp trong tâm, không
ai muốn gieo trồng vào cuộc đời mình bất cứ thứ gì ngoài những yêu thương,
không ai để cuộc sống của mình vô nghĩa.
Khi chúng ta thực hành từ bi với cuộc sống, không để những suy nghĩ
xấu ác lấn át tâm trí, không để ánh mắt lời nói làm tổn thương đến một người
nào; khi đó, không phải bất kì ai từ cuộc sống ngoài kia, mà chính chúng ta
mới là người đầu tiên được lợi ích từ đó.
Tâm của chúng ta là nơi mà cuộc sống của chính chúng ta bắt đầu, cho
nên, nếu nơi đó bị trộn lẫn những suy nghĩ bất thiện, cuộc sống sẽ có nhiều
tổn thương và lầm lỗi cho mình cho người, cho hiện tại và cho cả ngày mai.
Như khi nơi đầu nguồn đã nhiễm bẩn thì cả dòng chảy bên dưới cũng sẽ bẩn
theo.
Có lẽ, luôn có những người không bao giờ hiểu được sức mạnh của tâm
mình to lớn đến mức nào, nên luôn có những người đã làm cho ngày mai
phải buồn thật nhiều chỉ vì lý do để hiện tại có được một chút niềm vui trong
việc thoả mãn được một suy nghĩ bất thiện của mình.
Cuộc sống không thể trở nên bình yên mãi cho đến khi tâm của chúng ta
trở nên bình yên.
Người ngày mới an.
Vô Thường.
Om Mani Padme Hum