LÚC NÀO NÊN IM LẶNG VÀ LÚC NÀO NÊN NÓI

Bạn đã từng hối hận vì những lời bạn nói ra?
Hoặc đã từng có thời khắc nào mà bạn nên nói thẳng ra nhưng bạn lại
không nói chưa? Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giá trị để biết được lúc nào
nên im lặng và lúc nào nên nói.


KHI IM LẶNG LÀ VÀNG:

  1. Giữ im lặng có thể có sức mạnh bằng với những lời bạn muốn nói,
    giống như là khi một cái ôm có giá trị hơn rất nhiều so với câu ‘Chia buồn
    cho sự mất mát của bạn’.

2. Một thời điểm khác khi im lặng là vàng là khi bạn không chắc chắn
phải nói điều gì. Nếu bạn cảm thấy bối rối khi cảm xúc của riêng bạn đang
quan tâm tới một vấn đề nào đó, tốt nhất là hãy im lặng cho tới khi bạn cảm
thấy chắc chắn hơn bởi vì có nhiều thiệt hại xảy ra hơn khi bộc lộ những cái
sai hoặc những cảm xúc thái quá.

3. Hãy chọn im lặng thay vì thốt ra những cảm xúc nhất thời mà nó thì có
thể làm người khác đau lòng và đó cũng thực sự không phải là cảm xúc của
bạn. Khi bạn cảm thấy cảm giác thôi thúc muốn nói một điều không hay,
hãy hít vài hơi thở sâu và nghĩ về những hậu quả có thể xảy ra sau đó.

4. Một thời điểm khác mà bạn tốt nhất nên im lặng là khi có ai đó chia sẻ
một câu chuyện có ý nghĩa. Hãy để cho họ cảm thấy được ‘lắng nghe’ bằng
những cái gật đầu im lặng và ánh mắt chia sẻ.

5. Sự im lặng có thể là người bạn tốt trong những cuộc đàm phán. Nói
phần của bạn, rồi im lặng để người khác đi tới kết luận của riêng họ. Sự im
lặng của bạn cho thấy bạn tự tin về những gì bạn đã nói và bạn đủ tôn trọng
người đối diện để nghe những điều họ nói.

6. Đôi khi im lặng là cách giải quyết tốt nhất và đúng lúc nhất bởi vì đối
phương không ở trong vị trí lắng nghe điều bạn nói. Ví dụ như khi một
người bạn cần bạn lắng nghe vấn đề của cô ta, nhưng cô ấy lại không thể
chấp nhận lời khuyên của bạn vào lúc đó.

7. Hãy luyện tập thói quen giữ yên lặng ở nơi làm việc khi bạn không có
điều gì ý nghĩa để đóng góp. Trừ khi bạn có thể nâng tầm cuộc đối thoại lên
bằng các chỉ ra cái gì đó thú vị, thiếu sót, hoặc có lợi ích, còn không thì tốt
nhất bạn chỉ nên ngồi quan sát và học hỏi.

8. Cuối cùng, im lặng là vàng khi bạn không muốn dính vào một cuộc
tranh cãi ngớ ngẩn. Vì những chuyện cãi nhau sẽ không bao giờ được giải
quyết, một người phải ‘ngậm bồ hòn làm ngọt’.


KHI CẦN NÓI RA LỚN VÀ RÕ RÀNG:
Sẽ có những thời điểm trong cuộc đời bạn cần tới sức mạnh của giọng nói
của bạn. Tiếng nói bên trong bạn cần được tôn trọng và biết ơn.

  1. Sử dụng giọng nói của bạn và nói ra khi cảm xúc của bạn đang bị chà
    đạp. Có nhiều chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát, nhưng điểu khiển câu chữ
    và cảm xúc chúng ta muốn truyền tải tới người khác thì hoàn toàn nằm trong
    quyền hạn của chúng ta. Thể hiện những cảm xúc của bạn một cách rõ ràng
    và để mọi người biết rằng bạn coi trọng quyền lợi của bạn.

2. Nói giùm người khác khi họ không có tiếng nói hoặc họ không thể tự
nói lên được vì lý do nào đó. Tiếng nói của bạn có thể là điều duy nhất giải
cứu và bảo vệ họ khỏi sự tổn hại.

3. Nói ra khi bạn thấy một điều sai được thực hiện vì im lặng có thể bị
xem là đồng lõa với sai trái. Một người có thể xem việc nói ra là hành động
chân chính nhất của nhân loại, vì cho tới những gì chúng ta được biết, chúng
ta là loài động vật duy nhất có thể nói.

4. Nói ra khi bạn được hỏi về quan điểm của mình vì người hỏi rất coi
trọng nó.

5. Cuối cùng, nói ra khi bạn muốn được nghe. Cho dù ở nơi làm việc hay
là trong mối quan hệ, nếu bạn tin rằng những điều bạn nói là có giá trị, đừng
e ngại mở miệng ra. Khả năng nói ra chiếm một phần trong mức độ tự tin,
nhưng cũng như tất cả các kỹ năng khác, người ta chỉ cần rèn luyện thì sẽ
trở nên tốt hơn.


Theo LifeHack.

Advertisement

LỜI KINH TRONG LÒNG BÀN TAY

“Hạt châu Thanh Thủy có tác dụng làm trong sạch nước, cho hạt châu
Thanh Thủy vào cốc nước đục, nước liền lắng trong.
Tình thương cũng giống hạt châu Thanh Thủy, khi trong tâm có sự hiện
hữu của tình thương, những vẩn đục trong tâm sẽ lắng xuống, những oán
hận, phiền muộn v.v… sẽ tiêu tan”.
Đặt hai cốc nước đục gần nhau, trong cùng một lúc, hạt châu Thanh Thủy
chỉ có thể lắng trong cốc nước đục mà nó được thả vào, không thể làm sạch
được cốc nước đục ở ngay bên cạnh.
Nhưng với tình thương thì lại khác, tình thương trong lòng người này,
không chỉ làm sạch những oán hận trong lòng của chính họ, mà còn có thể
làm phai đi những phiền muộn trong lòng của một người hữu duyên ở nơi
nào đó rất xa, một người chưa từng gặp mặt, một người chưa từng biết tên.
Có kẻ trong một ngày nghe lòng mình như con nước đục, chọn một quyển
sách cũ, đọc vài trang sách xưa, rồi thấy lòng bình yên, bởi tâm của người
xưa đầy tình thương, nên những con chữ tĩnh lặng như dòng sông sâu. Tình
thương là của người xưa, người xưa đã mất, tình xưa vẫn còn, đủ để lắng
trong một dòng nước đục cách ngày xưa hơn cả trăm năm sau.
Không có trái tim nào có thể đập được khi nằm bên ngoài lồng ngực,
không có bình yên nào có thể tồn tại được khi tách khỏi tình thương.
“Phải chuẩn bị điều gì để ngày mai đối diện với những đục trong của
lòng người ngoài kia?” Người hỏi như vậy trước khi rời núi, quay về lại với
biển người.
Cách tốt nhất để đối diện với những đục trong từ cuộc sống là chuẩn bị
thật nhiều tình thương trong lòng mình; đem thật nhiều tình thương, nén
lại, biến trái tim thành một hạt châu Thanh Thủy, khi trong lòng đã có một
hạt châu Thanh Thủy thì dòng nước đục nào trong cuộc sống không thể lắng
trong.
Tình thương chính là những gì còn lại sau khi chúng ta quên hết những
lầm lỗi của người.
Mong người luôn an.
Vô Thường
Núi.16.2.2023
Om Mani Padme Hum

ĐỪNG QUÊN CẢM ƠN !

5 câu chuyện nhỏ về hai chữ “cảm ơn”

  1. Một vị tổng thống hỏi bà cụ sống 104 tuổi về bí quyết sống lâu. Bà trả
    lời: Một là dí dỏm; Hai là học biết cảm ơn.
    Lấy chồng từ năm 25 tuổi, ngày nào bà cũng nói nhiều nhất là hai chữ
    “cảm ơn”. Bà cảm ơn chồng, cảm ơn bố mẹ, cảm ơn con cái, cảm ơn hàng xóm
    láng giềng, cảm ơn mọi sự quan tâm săn sóc dành cho bà, cảm ơn từng ngày
    sống yên lành, ấm cúng và vui vẻ. Mọi lời nói thân thiết của người khác đối
    với bà, mọi việc làm bình thường nhỏ nhoi dành cho bà, mọi nét mặt tươi
    cười hỏi thăm bà, bà đều không quên nói hai tiếng “cảm ơn”. Mọi người
    không những không ngán đối với vô số lần cảm ơn hàng ngày của bà, trái
    lại càng gần gũi thương yêu bà, thường cảm thấy nếu mình không thương
    yêu bà hơn nữa, sẽ có lỗi với từng lời “cảm ơn” của bà…
    80 năm đã trôi qua, hai tiếng “cảm ơn” khiến bà vui vẻ lâu dài, hạnh phúc
    lâu dài, mạng sống lâu dài, “cảm ơn” có bao nhiêu thì tình yêu có bấy nhiêu.
    Tình yêu có ngần nào “cảm ơn” có ngần nấy….
  2. Một lần đi xe buýt về nhà, trước mắt tôi có một cô bé 7,8 tuổi, lưng đeo
    cặp sách, hình như vừa tan học. Khi lên xe em bước không vững suýt nữa
    ngã. Tôi vội vàng đỡ em một tay. Vừa đứng vững em giơ tay ra hiệu, không
    biết em định nói gì với mình. Thấy tôi không hiểu em rất bối rối. Ngồi được
    một lúc, tôi sắp sửa xuống xe. Cô bé vội vàng chạy đến nhét vào tay tôi một
    mẩu giấy. Tôi cứ tưởng có chuyện gì, ai ngờ xuống xe nhìn mẩu giấy, chỉ
    thấy một dòng chữ xiêu vẹo “cảm ơn, cảm ơn chú!” Thì ra em bị câm điếc.
    Không hiểu sao trái tim tôi bỗng trào lên một tình cảm nóng bỏng không sao
    miêu tả nổi.
  3. Ở một thành phố nọ, có cậu bé 14,15 tuổi, vì lấy cắp một quyển sách
    của một hiệu sách, bị bảo vệ bắt quả tang. Bảo vệ quát mắng khiến cậu vô
    vùng xấu hổ. Những người khác cũng nhìn cậu với ánh mắt khinh bỉ. Bảo
    vệ cứ đòi cậu gọi bố mẹ hay thầy giáo nhà trường đến nhận người. Cậu bé
    sợ co dúm người, nét mặt xám ngoét. Lúc này có một phụ nữ đứng tuổi rẽ
    đám đông vây xem, xông vào bênh vực cậu bé đang hoảng sợ bà nói:
  • Đừng đối xử với trẻ em như thế. Tôi là mẹ của cháu! Dưới con mắt khác
    thường của đám đông, người phụ nữ nộp tiền phạt cho cậu và dắt cậu ra
    khỏi hiệu sách, khe khẽ giục: Mau về nhà đi con, từ nay trở đi đừng bao giờ
    lấy trộm sách nữa!
    Mấy năm đã trôi qua. Cậu bé luôn luôn nhớ ơn người phụ nữ đứng tuổi
    không quen biết, luôn luôn hối hận đã không nói trước mặt bà hai tiếng “cảm
    ơn”. Nếu không có bà, đường đời cậu có thể sẽ rẽ sang một lối khác. Sau khi
    thi đậu Đại Học, cậu sinh viên đã thề nhất định tìm ra bà. Nhưng biển người
    mênh mông biết tìm bà ở đâu? Thế là hàng năm, lợi dụng kỳ nghỉ hè nghỉ
    đông, ngày nào cậu cũng đến gần hiệu sách chờ nửa tiếng đồng hồ, hy vọng
    tìm được người phụ nữ đứng tuổi. Việc làm này hết sức mong manh, nhưng
    mưa gió không cản trở được cậu, cậu vẫn luôn không nao núng. Bởi vì cậu
    không bao giờ quên khuôn mặt hiền từ của bà. Cứ thế, cậu sinh viên đứng
    chờ trong hai năm… Cuối cùng cậu đã tìm được bà, nói hai tiếng “cảm ơn”
    ôm ấp trong lòng bấy lâu nay…
  1. Có một truyền thuyết kể rằng: Có hai người cùng đi gặp Thượng Đế
    hỏi lối đi lên Thiên Đường. Thấy hai người đói lả, Thượng Đế cho mỗi người
    một suất cơm. Một người nhận suất cơm, cảm động lắm, cứ cảm ơn, cảm ơn
    rối rít. Còn người kia nhận suất ăn, không hề động lòng, cứ làm như cho anh
    ta mới phải. Về sau, Thượng Đế chỉ cho người nói “cảm ơn” lên Thiên Đường.
    Còn người kia bị từ chối, đứng ngoài cổng. Kẻ bị từ chối đứng ngoài cổng
    không phục:
  • Chẳng lẽ chỉ vì tôi quên nói “cảm ơn”?
  • Thượng Đế trả lời: Không phải quên. Không có lòng cảm ơn, không nói
    ra được lời cảm ơn. Người không biết cảm ơn, không biết yêu người khác,
    cũng không được người khác yêu.
  • Anh chàng kia vẫn không phục: Vậy chỉ nói thiếu hai chữ “cảm ơn” cũng
    không thể chênh lệch đến thế?
  • Thượng Đế đáp: Biết làm thế nào được, bởi vì lối lên Thiên Đường rải
    bằng lòng cảm ơn. Cửa lên Thiên Đường chỉ có dùng lòng cảm ơn mới mở
    được. Còn địa ngục thì khỏi cần.
  1. Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở
    cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng
    dạy, thì bỗng thấy có ai đó đập nhẹ vào tay. Tôi dừng: không có ai cả. Tôi đi
    tiếp. Lại thấy có ai đập nhẹ vào tay. Lần này tôi quay hẳn người lại, và nhìn
    xuống. Thằng bé đứng ở đó. Mắt nó màu nhạt, cũng có thể đó là do tôi có
    cảm giác từ hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối của nó. Nó chưa thể
    quá 6 tuổi. Mặt mũi bẩn, đi chân đất, áo rách, tóc rối bù. Nó chẳng khác gì
    so với hàng trăm hàng nghìn hoặc hơn thế trẻ em mồ côi lang thang trên
    đường phố khắp thủ đô Rio de Janeiro. Nó nói và chỉ:
    “Bánh mỳ, ông ơi?”.
    Nếu sống ở Brazil, chúng ta có nhiều cơ hội để mua một thanh kẹo hay
    một cái bánh mỳ cho những đứa bé vô gia cư và mồ côi này. Tôi bảo nó đi
    theo tôi và chúng tôi cùng vào một tiệm giải khát:
  • Cà phê cho tôi và cái gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ này? – Tôi gọi thằng
    bé chạy đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ này sẽ cầm đồ ăn
    và bỏ đi luôn, quay trở lại đường phố, nơi chúng đang phải lang thang, mà
    không nói lời nào…. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên. Quầy giải
    khát khá dài, người ta đặt cốc cà phê ở một đầu và một cái bánh mỳ ở đầu
    kia. Thường người ta cũng biết là bọn trẻ đường phố xin được khách hàng
    mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng
    ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu. Tôi bắt đầu uống cà phê của mình
    và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở
    ngoài chờ (vì nó không được ở lâu trong cửa hàng), kiễng chân lên, tay cầm
    bánh mì, mắt gí vào cửa kính, quan sát. “Nó làm cái quái gì thế ?!” – Tôi
    nghĩ… Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy vụt theo. Thằng bé đứng trước mắt
    tôi, chỉ cao đến thắt lưng. Đứa bé mồ côi người Brazil ngước nhìn khách lạ
    người Mỹ cao lớn là tôi, em mỉm cười (một nụ cười có thể làm trái tim bạn
    phải ngừng vài giây), và nói: “Cảm ơn chú?!”. Rồi, có vẻ lo lắng, nó gãi bàn
    chân và kiễng chân lên, nói to hơn: “Cảm ơn chú nhiều lắm ạ!”.
    Lúc đó, nếu tôi có thể thì tôi đã mua cả tiệm bạnh cho nó. Trước khi tôi
    chưa nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất. Khi tôi viết bài này
    tôi vẫn đang ngồi bên ngoài quán giải khát, nơi tôi mua chiếc bánh mỳ cho
    thằng bé. Tôi đã muộn giờ lên lớp. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy xúc động
    nghĩ về thằng bé. Và tôi tự hỏi:
    ” Nếu tôi bị xúc động đến thế chỉ bởi một cậu bé đường phố nói lời cảm
    ơn tôi vì một mẩu bánh mỳ, thế thì mọi người sẽ xúc động đến đâu khi chúng
    ta nói những lời cảm ơn – thực sự cảm ơn – vì những gì họ đã làm cho chúng
    ta. Hãy dành thời gian để nói những lời cảm ơn, và đừng bao giờ tiết kiệm
    lời cảm ơn bạn nhé!”
    Tác giả bài viết: Haley
    Chi Nguyen sưu tầm

ĐỜI NGƯỜI CÓ 5 NGÀY


Nếu mạng sống được tính bằng hơi thở, thì cuộc đời mỗi người dù dài
hay ngắn, rốt cuộc chỉ gói trọn trong 5 ngày:
Hôm trước, hôm qua, hôm nay, ngày mai và ngày sau. Hãy sống thật ý
nghĩa mỗi ngày.
CẢM ƠN HÔM TRƯỚC:
Quá khứ đã qua không thể thay đổi, chỉ nên cảm kích vì mình vẫn còn
được sống. Biết ơn Cha Mẹ đã đưa chúng ta đến với cuộc đời tươi đẹp này,
để mỗi ngày có thể ngắm ánh bình minh trong trẻo, nhìn cảnh hoàng hôn
yên bình, cảm nhận cuộc sống diệu kì, tận hưởng niềm vui nhân thế.
TỔNG KẾT HÔM QUA:
Con đường chúng ta đi qua có niềm vui, hạnh phúc và thành công. Bên
cạnh đó cũng có niềm đau, nổi khổ và thất bại. Sai sót ở đâu thì làm lại nơi
đó, thất bại hôm qua sẽ là nền tảng cho thành công ngày mai, không thể bỏ
qua việc học hỏi, càng không thể từ chối sự tiến bộ.
NẮM CHẮC HÔM NAY:
Trân trọng hiện tại, chăm chỉ học hỏi, chuyên cần thực hành, vững bước
tiến về phía trước. Hôm qua đã không còn, ngày mai thì chưa đến, chỉ có
bây giờ, ở đây. Hiện tại chăm chỉ cày cấy thì ngày sau ắt có cái để thu hoạch.
ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY MAI:
Tương lai luôn mang nhiều hứa hẹn, cũng đầy mê hoặc, lý tưởng nhất là
ươm mầm ngay bây giờ, để mai kia trở thành hiện thực. Dù đường đời hay
đường đạo đều giống nhau ở chỗ sống là phải chuyển mình, vươn lên.
KHÔNG SỢ HÃI NGÀY SAU:
Chúng ta đã cố gắng trong quá khứ và hiện tại, nên tương lai chắc chắn
sẽ tốt đẹp, vì thế không cần lo lắng. Đây là quy luật phát triển tự nhiên, như
ngày và đêm không thể tách rời.
Mỗi ngày trong đời đều đáng trân trọng, không nên hối tiếc sự do dự hôm
qua, rồi thụ động chờ đợi ngày mai đến. Sống trọn vẹn với từng khoảnh
khắc hiện tại, mới không hổ thẹn với ý nghĩa cuộc đời.
TIẾNG LÒNG