CHỈ CẦN THAY ĐỔI Ý NIỆM LIỀN THOÁT KHỔ…

Một người góa phụ ở bên bờ sông với mong muốn tìm đến cái chết, may
mắn được ông lái đò đi ngang qua cứu vớt.
Ông lái đò hỏi người góa phụ:

  • “Tại sao lại muốn tìm đến cái chết?”
    Người góa phụ nói:
  • “Bởi vì chồng của tôi đột ngột chết nên tôi cũng không thể sống nổi
    nữa.”
    Ông lái đò hỏi:
  • “Cô kết hôn được bao lâu rồi?”
    Người góa phụ trả lời:
  • “Được 3 năm.”
    Ông lái đò lại hỏi:
  • “Lúc chưa kết hôn, cô làm nghề gì?”
    Người góa phụ trả lời:
  • “Tôi làm nghề nhuộm vải trong thôn.”
    Ông lái đò lại hỏi:
  • “Khi ấy cuộc sống của cô thế nào?”
    Người góa phụ trả lời:
  • “Cũng hài lòng.”
    Người lái đò lại hỏi:
  • “Lúc đó cô chưa có chồng, tại sao cũng sống được tiếp vậy?”
    Người góa phụ bật cười.
    Ông lái đò nói:
  • “Hãy tìm về chính bản thân mình khi chưa kết hôn đi, lúc đó cô có một
    mình, chẳng phải cũng vẫn cảm thấy hạnh phúc hay sao?”

LỜI BÌNH:
Đau khổ của con người đến từ nỗi sợ bị mất một thứ gì đó, mà sở dĩ người
ta sợ là bởi vì họ đã quá quen thuộc đến nỗi trở thành thói quen hay phụ
thuộc vào sự tình, sự vật, con người đó… Một khi những thứ đó bị mất đi
thì mục tiêu cuộc sống của họ, trọng tâm của họ lập tức bị hút ra, khiến cho
họ không cách nào tiếp nhận được sự thật mà rơi vào đau khổ.
Nếu như không có điện thoại, không có internet, không có các cửa hàng
tiện lợi… Thì con người sẽ không sống được sao? Con người sẽ không vui
vẻ hạnh phúc sao?
Đương nhiên sẽ không như thế.
Nhận ra những thứ mà bạn cứ khăng khăng “nhất định phải có”, đó chính
là mấu chốt của tự do. Nói cách khác, một khi “thói quen” đó được cải biến,
những điều trước đây “nhất định phải có” đã không còn là nhu cầu phải có
nữa, thì bạn sẽ thấy mình được tự do và không còn bị ràng buộc bởi nó.
Đôi khi thay đổi khía cạnh nhìn nhận, thay đổi ý niệm, sẽ phát hiện tương
lai phía trước sẽ rộng mở và sáng sủa hơn, bạn nên suy nghiệm để rút ra bài
học hữu ích từ điều này..

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s