ĐOẠN TUYỆT TỤC SỰ – DỨT HẲN VIỆC ĐỜI

“Một thời Phật du hóa tại Na-nan-đại, trong khu rừng xoài của Ba-hòalị.
Bấy giờ cư sĩ Bô-lị-đa mặc chiếc áo trắng tinh, đầu quấn khăn trắng,
chống gậy, cầm dù, mang guốc thế tục, du hành khắp nơi. Rồi cư sĩ Bô-lị-
đa trong khi du hành khắp nơi, thong dong tản bộ đến chỗ Đức Phật, chào
hỏi xong, chống gậy đứng ngay trước Phật.
Thế Tôn hỏi:

  • Cư sĩ, có chỗ ngồi đó, muốn ngồi thì mời ngồi.
    Cư sĩ Bô-lị-đa bạch rằng:
  • Này Cù-đàm, không thể như vậy! Không nên như vậy! Vì sao? Vì tôi
    đã lánh tục, đoạn tục, xả các tục sự, mà Cù-đàm gọi tôi là cư sĩ sao?
    Thế Tôn nói:
  • Ngươi có hình tướng, biểu hiện như cư sĩ, cho nên Ta gọi ngươi là cư
    sĩ. Có chỗ ngồi đó, muốn ngồi thì mời ngồi.

    Rồi Thế Tôn hỏi:
  • Ngươi lánh tục, đoạn tục, xả các tục sự như thế nào?
    Cư sĩ Bô-lị-đa đáp:
  • Tất cả những tài vật trong nhà, tôi đều cho con cái hết rồi; tôi sống vô
    vi, vô cầu, chỉ đi lấy thức ăn để duy trì mạng sống mà thôi. Tôi lánh tục,
    đoạn tục, xả các tục sự như vậy.
    Thế Tôn nói:
  • Này cư sĩ, trong Thánh pháp luật, sự đoạn tuyệt các tục sự không phải
    như vậy. Này cư sĩ, trong Thánh pháp luật có Tám chi đoạn tuyệt tục sự.
    Lúc bấy giờ cư sĩ Bô-lị-đa bèn bỏ gậy, xếp dù, cởi guốc tục, chắp tay
    hướng về Phật bạch rằng:
  • Này Cù-đàm, trong Thánh pháp luật, thế nào là Tám chi đoạn tuyệt
    tục sự?
    Thế Tôn nói:
  • Này cư sĩ, Đa văn Thánh đệ tử y trên lìa sát mà đoạn trừ sát, y trên xa
    lìa lấy của không cho mà đoạn trừ sự lấy của không cho, y trên xa lìa tà
    dâm mà đoạn trừ tà dâm, y trên xa lìa nói láo mà đoạn trừ nói láo, y trên
    không tham trước mà đoạn trừ tham trước, y trên không nhuế hại mà đoạn
    trừ nhuế hại, y trên không đố kỵ thù nghịch mà đoạn trừ đố kỵ thù nghịch,
    y trên không tăng thượng mạn mà đoạn trừ tăng thượng mạn”.
    (Kinh Trung A-hàm, phẩm Bô-đa-lợi, kinh Bô-lị-đa, số 203 [trích])
    Bô-lị-đa (Potaliya) khi đã có tuổi, trao hết quyền hạn gia đình và của cải
    cho con, không màng đến việc đời, nguyện sống du hành khất thực, thiên
    hướng thực hành tâm linh. Ông tự nhận là mình là du sĩ “lánh tục, đoạn tục,
    xả các tục sự”, buông bỏ hết việc đời, rong chơi trời phương ngoại.
    Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ
    được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu. Nhưng dứt hẳn việc
    đời, đoạn tuyệt tục sự thì không phải dễ dàng. Trao quyền sắp xếp việc nhà
    và của cải cho con là buông bỏ lớn nhưng chưa hết. Phải đoạn trừ sát hại,
    trộm cắp, tà hạnh, nói dối, tham lam, sân hận, đố kỵ-thù nghịch và ngã mạn
    thì mới thực sự dứt hẳn việc đời, đoạn tận trần tục.
    Sự buông bỏ đích thực là xả ly các phiền não bên trong chứ không phải
    hình thức bên ngoài. Nên người xuất gia khi bước ra khỏi ngôi nhà thế tục
    phải phấn đấu không ngừng để ra khỏi nhà phiền não và nhà ba cõi. Bô-lị-
    đa là cư sĩ, mới ra khỏi nhà mình nhưng vẫn ở trong nhà phiền não mà cứ
    ngỡ đã tự tại thong dong. Thế nên, những ai có chí hướng bước lên con
    đường thoát tục thì cần chú ý tìm hiểu và thực hành trọn vẹn “Tám chi đoạn
    tuyệt tục sự”.
    Quảng Tánh

MƯA RÀO VÀ MƯA BỤI

Một ngày, vị thiền sư hỏi đệ tử của mình:
“Con có biết mưa rào và mưa bụi, loại mưa nào sẽ dễ dàng làm ướt quần
áo của chúng ta không?”
Người đệ tử nhanh nhảu đáp.
“Đương nhiên là mưa rào rồi ạ!”
Vị thiền sư nói.
“Nhưng mà trong cuộc sống, dễ dàng làm ướt quần áo người ta lại là mưa
bụi chứ lại không phải mưa rào đâu.”
“Mưa rào hạt mưa nặng hạt, còn mưa bụi phất phất nhẹ bay, sao có thể
dễ dàng làm ướt quần áo được ạ?” Người đệ tỏ vẻ khó hiểu.
“Bởi vì một khi nếu trời đổ mưa to, mọi người sẽ nhanh chóng cảnh giác
hơn, người mang theo dù sẽ liền mở dù lên che mưa, người không mang
theo dù sẽ liền trú mưa dưới những mái hiên. Nhưng nếu chỉ là mưa bụi,
mọi người sẽ khó có cảm giác thấy ướt ngay, hoặc là có cảm thấy thì cũng
không can chi, cho rằng chỉ lất phất vài hạt mưa nhỏ không đủ làm ướt quần
áo, thế là họ cứ tự để mình đi trong mưa như thế, bất tri bất giác – như thể
không hề hay biết, không hề cảm nhận thấy kẽ hở, cứ để hạt mưa lâm li thấm
ướt hết cả quần áo.”
Người đệ tử im lặng, đăm chiêu.
Vị thiền sư giảng:
“Trong đối nhân sử thế, lời nói và cử chỉ của chúng ta ví như một cử chỉ
của tay, một cái nhấc chân, một hành động biểu đạt tình cảm hay một câu
nói…những điều này đều giống như hạt mưa bụi nhỏ bé kia, nhìn thì rất
nhỏ, nhưng nếu không để tâm chú ý, không thận trọng cảnh giác sẽ trở thành
sơ hở vô ý hay cố ý mà làm ướt ‘quần áo’ của người khác”, tổn thương và
phương hại người khác, đồng thời cũng là nguyên do ‘ướt’… sang cuộc đời
của chính mình, khiến cuộc đời của mình phải chịu ray rứt trong ân hận, mọi
quan hệ bị bế tắc và tổn thất.”
Người đệ tử cuối cùng đã thấu hiểu vì sao mưa bụi lại dễ dàng làm ướt
được quần áo của mọi người, là bởi vì người ta đã buông lỏng cảnh giác đối
với mưa bụi.
BÌNH :
“Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi”
– Nghĩa là “Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm,
chớ thấy việc ác nhỏ mà phạm.
“Vô lậu phương vi nhân sinh chi viên mãn”
– đời người mà thực hiện tới được các hành xử đều vô lậu không rò rỉ,
không kẽ hở ấy chính là đi đến cảnh giới của viên mãn.

  • Thật khó, cần phải cố gắng!
    Tiếng Lòng
    Namo Buddhaya
    *
  • *
    Tư tưởng của chúng ta tùy thuộc vào pháp trần và bị pháp trần lôi kéo
    đến bất kỳ nơi nào mà chúng thích.
    Thật ra chẳng có pháp trần hay đối tượng giác quan nào có bản chất thật
    sự. Chúng đều là vô thường, khổ và trống không.
    Khi pháp trần khởi lên, hãy quán sát và theo dõi xem chúng đang làm gì.
    Theo dõi tâm chẳng khác nào chăn một con trâu trên đồng. Người chăn
    trâu thả cho trâu đi lại tự nhiên, nhưng luôn luôn để ý canh chừng.
    Nếu trâu đi gần đến ruộng lúa, người chăn trâu sẽ quát lên một tiếng, thế
    là trâu sẽ thụt lùi lại ngay.
    Nếu trâu không nghe lời, người chăn trâu sẽ quất cho nó vài roi. Người
    chăn trâu không được lơ là bất cẩn, không được ngủ quên. Nếu y tham ngủ
    thì lúc thức dậy, lúa đã bị trâu ăn sạch.
    Tâm chẳng khác nào con trâu và lúa là các pháp trần. Người giác tỉnh là
    chủ nhân. Khi nhìn vào tâm, người giác tỉnh hiểu biết mọi sự. Họ biết rõ lúc
    tâm chiều theo pháp trần thì tâm sẽ như thế nào, và khi tâm không bị pháp
    trần chi phối, nó sẽ như thế nào?
    Quan sát và biết được tâm như vậy, trí tuệ sẽ phát sinh. Khi tâm gặp pháp
    trần, nó sẽ giữ chặt pháp trần đó như con trâu gặp lúa là ăn ngay. Bởi vậy,
    bất kỳ tâm đi đâu đều phải quan sát theo dõi nó. Khi tâm đến gần “ruộng
    lúa” pháp trần, hãy la nó ngay. Nếu nó không nghe, hãy quất cho nó vài roi.
    Trích : Chỉ Là Một Cội Cây
    Giảng dạy : Ajahn Chah
    Chuyển ngữ : Khánh Hỷ