CHỈ CÓ THỂ CÙNG NGƯỜI ĐI CHUNG MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG

“Bạn chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác, chỉ có
thể cùng người đi cũng chỉ một đoạn đường đời, Điều đó chính là tính hữu
hạn mà bạn cho người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho
đi sự vô hạn được?”
Sau cơn mưa vào ngày xuân hôm ấy, người bạn tốt của tôi ngỏ lời từ giã.
Tôi kiên trì đòi đưa bạn ấy ra đến trạm xe.
Bạn ấy ngăn cản tôi: “Tống quân thiên lý, chung hữu nhất biệt”
Đưa người ngàn dặm, cuối cùng rồi cũng cách biệt, dù thế nào đi nữa thì
bạn cũng chỉ có thể đưa tôi đi chỉ một đoạn đường, thôi thì chỉ đưa tôi đến
cửa thì ngừng bước nhé.”
Tôi đành tôn trọng theo ý kiến của bạn ấy.
Mỗi con người đều chỉ đan xen vào một đoạn trong cuộc sống của người
khác. Điều chắc chắn vĩnh viễn là chỉ có thể đưa người đi cùng một đoạn
đường.
Bạn thương yêu cha mẹ mình, hy vọng họ sống lâu trăm tuổi, nhưng trong
lúc bạn đang rất hiếu thuận với cha mẹ mình, thì họ cũng sẽ rời xa trước mặt
bạn, bạn cũng chỉ có thể đi cùng cha mẹ mình chỉ một đoạn đường mà thôi.
Bạn yêu thương con cái của mình ư, từng giờ khắc bạn mong rằng mình
có thể vì chúng mà ngăn gió chắn mưa, vậy mà bạn đang lớn tuổi từng ngày,
rồi cũng có một ngày, trước mặt các con bạn cũng phải bỏ chúng mà đi, bạn
chỉ có thể cùng đi với con cái chỉ một đoạn đường.
Bạn có người vợ tâm đầu ý hợp, nhưng hai mươi mấy năm trước cô ấy
thuộc về cha mẹ, vài mươi năm sau cô ấy cũng bị con cái, vận mệnh mà chia
cách, bạn cũng chỉ có thể đi cùng với nàng chỉ một đoạn đường.

Bạn xem trọng trong tình nghĩa bạn bè, nhưng mà nếu không phải là bạn
bè lìa xa bạn, thì cũng chính là bạn sẽ lìa xa bạn bè, bạn chỉ có thể cùng đi
với bằng hữu một đoạn đường. Cũng vì chỉ có thể cùng đi với nhau một
đoạn đường, Nên bạn càng thêm quí trọng tiếc thương.
Lúc mà người ta cơ nhỡ đói rách, sự quan tâm của bạn nên trở thành một
quả táo…
Lúc mà người ta giá rét, thì sự giúp đỡ của bạn nên biến thành một cái áo
bông.
Lúc mà người ta vui vẻ hạnh phúc, thì sự tươi cười của bạn đáng lẽ nên
sáng lạn nhất
Lúc mà người ta gặp chuyện thương tâm, thì sự vỗ về an ủi của bạn đáng
lẽ nên thật là chân thành thiết tha mới phải…
Cuộc đời vốn dĩ lặp đi lặp lại những ấn chứng:
Ban đêm thì có thể vì việc thêm vào cái lồng lửa mà có được ánh sáng.
Việc đẩy lùi tuyết lạnh không vì sự tham dự của gió lạnh mà hóa thành
ấm áp.
Bởi vì chỉ có thể cùng người ta đi chỉ một đoạn đường,
Bạn đáng lẽ cũng nên học cách từ bỏ.
Cha mẹ chỉ có thể vỗ về nuôi nấng bạn trưởng thành, không nên kỳ vọng
cha mẹ là cái quải trượng (cây gậy) vĩnh viễn của bạn, để có thể chống đỡ
toàn bộ cuộc đời của bạn.
Con cái cũng chỉ là cùng liên quan huyết nhục với bạn, chứ không phải
là vật phẩm phụ thuộc của bạn, Bạn cần phải biết tôn trọng sự lựa chọn cuộc
đời của chúng.
Vợ con vì bạn mà cung phụng dâng hiến hết tình ái, nhưng sinh mệnh
của nàng không phải là vật phẩm thế chấp của ái tình, nên dành cho nàng
những khoảng không gian riêng tư cần thiết.

Bằng hữu có thể cho bạn sự ấm áp, nhưng loại ấm nồng này là loại tình
cảm mở, bạn không thể cưỡng hành độc chiếm tình hữu nghị của người
khác…
Bạn chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác, chỉ có
thể cùng người đi cũng chỉ một đoạn đường đời, Điều đó chính là tính hữu
hạn mà bạn cho người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho
đi sự vô hạn được?
— DU VŨ MINH (tuyển văn)

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI ĐÁNG ĐỂ KẾT GIAO

  1. Là Người Chân Thành, Không Thích Làm Màu.
    Những người sống chân thành họ thường hiểu rất rõ bản thân mình, họ
    chấp nhận mình có những khuyết điểm và không có ý định dấu diếm chúng
    để tự nâng bản thân mình trong mắt người xung quanh. Họ không bao giờ
    phô chương về khả năng của mình, thay vào đó luôn sống chân thật nhất
    với người khác. Do đó, họ cũng rất thân thiện và được nhiều người quý mến.
  2. Với Họ, Tiền Quan Trọng Nhưng Không Phải Tất Cả.
    Với những người chân thành, hạnh phúc, niềm vui thật sự của họ đôi khi
    chỉ là thấy bạn bè, người thân mình được vui, cảm thấy thoải mái với cuộc
    sống của mình. Vậy nên, nếu bạn có một người bạn như vậy thì hãy trân
    trọng họ, họ sẽ chẳng bao giờ bán đứng hay lợi dụng bạn chỉ để đạt được lợi
    ích cá nhân đâu.
  3. Là Người Biết Lắng Nghe Và Tiếp Thu.
    Vì họ hiểu bản thân mình nên khi được người khác cho ý kiến, những
    người sống chân thật thường nhận thức rất nhanh vấn đề và tiếp thu ý kiến
    đó. Suy nghĩ của họ rất cởi mở, đối với họ, những thành kiến của người khác
    chỉ giúp họ trở lên tốt hơn và hai bên hiểu nhau hơn.
  4. Khiêm Tốn Và Tôn Trọng Mọi Người.
    Người chân thành họ luôn hiểu cách hành xử sao là đúng đắn. Dù đối
    phương có là ai, hoàn cảnh của họ ra sao thì họ cũng luôn hiểu được giá trị
    của người ta và luôn có sự tôn trọng. Họ để tâm tới từng hành động của
    mình và rất quan tâm người đối diện.
  5. Phóng Khoáng, Thoải Mái.
    Người chân thành họ sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng hết khả năng của
    mình mà không màng tới việc người kia có đền đáp họ hay không. Họ chẳng
    nghĩ rằng nếu giúp người khác, người ta sẽ vượt qua mình và thiệt cho mình.
    Họ tập trung vào khả năng của chính mình, tin tưởng vào bản thân thay vì
    để ý người khác và ganh đua không lành mạnh.
  6. Họ Có Cái Chất Rất Riêng.
    Những người chân thành họ thường có những mục tiêu và niềm tin riêng
    giúp họ thực hiện được điều đó. Họ không quá quan tâm việc chạy theo xu
    hướng của xã hội, thay vào đó, họ muốn được sống cuộc sống tự do của
    chính mình, chỉ cần mình thoải mái là đủ. Những điều người xung quanh
    đối với họ chỉ là sự góp ý chứ không định hướng cho cuộc sống của họ. Họ
    cũng chẳng cần cố thay đổi bản thân để chạy theo xu thế, lấy lòng mọi người.
  7. Họ Là Những Người Cực Kỳ Đáng Tin.
    Một ưu điểm khác nữa của những người sống chân thành là khi bạn nhờ
    họ điều gì mà họ nhận lời thì họ chắc chắn sẽ thực hiện đúng theo những gì
    đã hứa. Họ là những người bạn đáng tin nhất và luôn hết mình vì người
    khác.
  8. Là Những Người Có Bản Lĩnh.
    Tự ái thường là biểu hiện của người bản lĩnh thấp. Tuy nhiên, những
    người sống chân thành họ lại không cảm thấy tự ái khi bị ai đó phản bác hay
    đánh giá thấp. Với họ thì đó là những lời nhận xét chân thật nhất, họ sẽ tiếp
    thu có chọn lọc và thay đổi bản thân tích cực hơn.
  9. Họ Nhận Thức Được Sai Lầm Của Mình Và Không Bao Giờ Đổ Lỗi Cho
    Người Khác.

Những người sống chân thành họ luôn cực kỳ thành thật, sẵn sàng đối
diện trực tiếp với vấn đề của mình. Họ không cố đổ lỗi cho người khác mà
thay vào đó tập trung vào để giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả nhất.

  1. Là Những Người Khiêm Tốn.
    Người chân thành hiểu rõ bản thân mình và hiểu rằng việc khoe khoang
    thành công của bản thân không giúp được gì cho mình mà thậm chí có thể
    mang về những rắc rối. Họ khiêm tốn nhưng có sự tự tin rất lớn, tập trung
    vào hành động nhiều hơn là nói.
    Đó là những dấu hiệu giúp chúng ta có thể nhận biết một người chân
    thành. Nếu bạn có một người bạn như vậy thì hãy chân trọng họ nhé. Họ sẽ
    chẳng bao giờ làm hại bạn đâu mà ngược lại chính sự thành thật và nhiệt
    tình của họ có thể thúc đẩy bạn rất nhiều, họ chính là người bạn tốt nhất đấy!
    Thiện Tri Thức
    Namo Buddhaya

CHUYỂN HOÁ NỖI LO BẰNG VIỆC RÈN DƯỠNG

Bốn điều căn bản gây ra phiền não với một người thường xoay quanh: buồn, giận, sợ, lo. Buồn khi có chia xa, kết thúc. Giận vì gặp điều đối nghịch. Sợ khi đối mặt với điều nguy hiểm, không lường trước được. Và lo khi nghĩ về tương lai, những dự định sẽ làm.

Trong đó xuất hiện thường trực vừa là động lực và áp lực chính là nỗi lo. Nhưng thông thường sẽ nghiêng về phần áp lực nhiều hơn. Những cái lo nhỏ là cho bản thân như sức khoẻ, công ăn việc làm. Mở rộng ra thì là lo cho gia đình, con cái, vợ chồng, người thân họ hàng, tình hình nơi chốn sinh sống, những con người trong xã hội. Lớn hơn nữa thì có người lo cho địa cầu, sự hao hụt tài nguyên, môi trường, viễn cảnh suy tàn…

Sống giữa đời này mà nói mọi người thôi đừng lo nữa, nghĩ nhiều mệt lắm! Thì câu trả lời chắc chắn là không thể. Vì thực tế rất khó làm được chuyện này. Nhưng chuyển hoá nỗi lo, suy nghĩ đơn giản lại, bớt phức tạp mọi chuyện lên, là điều mà chắc chắn ai cũng có thể thực hành.

Nếu cứ nuôi những cái lo lắng không cần thiết. Lo những gì đã qua và suy đoán kết quả cho những gì chưa tới. Sẽ khiến cho mọi thứ thêm nặng nề, làm cho hiện tại bị mờ dần đi. Khiến che đi những cái nhìn chính xác về gốc rễ các vấn đề mà hành động không đúng, đưa đến kết quả không tốt.

Vì vậy, chúng ta sẽ chọn nhìn sâu vào những gì đang diễn ra, và đang xảy ra để giải quyết. Làm sao đạt được kết quả tốt nhất bằng trí tuệ và khả năng của bản thân có được. Qua đó rút kinh nghiệm để xem còn điều gì thiếu sót, điều gì cần phải học hỏi, điều gì đã hoàn thiện để phát huy.

Công việc chưa ổn là vì bị tắc chỗ nào? Việc chưa thành công là vì thiếu yếu tố nào? Còn mãi đau khổ vì có việc gì chưa buông? Cứ rèn dưỡng hết sức, sửa đổi những sai lầm, giữ được thiện tâm, sống đúng đạo làm người, tự khắc những thuận lợi, may mắn sẽ kết tụ lại.

Cuộc đời này có thăng, có trầm. Những gì trong đời thì có bao giờ mà giữ

lấy được, chỉ có thể trải qua. Việc tốt đến thì xem đó là phần thưởng, việc chưa tốt thì xem đó là thử thách. Khi đã nhìn về bản chất cuộc sống là chuỗi những bài học thì bất kể hoàn cảnh nào, giây phút nào cũng đang giúp cho chúng ta trưởng thành. Đó chính là niềm tin tích cực trong quá trình rèn dưỡng để “quẳng gánh lo đi và vui sống”.

Hoa sen nở từ trong bùn dơ, chính từ trong những khiếm khuyết, vỡ nát mà truân rèn được những phẩm chất cao thượng. Hạnh phúc sẽ nở rộ khi biết cách chuyển hoá nỗi lo bằng việc rèn dưỡng ở ngay giây phút chúng ta đang có mặt.

CHUYỆN CỦA SOUL

TÁCH CÀ PHÊ CUỘC ĐỜI

Một nhóm sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường đều có công việc tốt, rủ
nhau về thăm thầy giáo cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu phàn nàn về
những căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống.
Nghe vậy, thầy đi vào bếp và quay trở ra với một bình cà phê lớn cùng
những chiếc tách khác nhau. Chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thuỷ tinh,
chiếc bằng pha lê, có vài chiếc tách trông rất đơn giản, nhưng cũng có cái rất
đắt tiền. Người thầy bảo các học trò tự chọn tách và rót cà phê cho mình. Sau
khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, ông bắt đầu nói:

“Nếu chú ý, các em sẽ nhận ra điều này. Những chiếc tách đắt tiền và
đẹp đều được lấy hết, chẳng ai đụng đến những chiếc tách rẻ tiền cả. Điều
này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng
điều ấy lại chính là nguồn gốc của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của
các em.
Điều mà chúng ta thực sự cần là cà phê, chứ không phải chiếc tách, nhưng
ai cũng vội vàng chọn những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó liếc mắt qua
người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.
Bây giờ mọi người hãy suy ngẫm điều này nhé!
Cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính
là những chiếc tách.
Chúng là công cụ để giữ và chứa đựng cuộc sống, và không làm thay đổi
chất lượng cuộc sống chúng ta. Đôi khi, vì chúng ta cứ tập trung vào ‘chiếc
tách’, và bỏ qua việc thưởng thức hương vị cà phê mà cuộc sống tặng cho
chúng ta”.

Người hạnh phúc nhất không phải là người có tất cả những thứ tốt nhất.
Họ chỉ trân trọng mọi thứ mà họ có.

Hãy sống đơn giản,
Trao yêu thương,
Quan tâm sâu sắc
Và nói những lời đẹp đẽ.


Namo Buddhaya

LỜI KINH TRONG LÒNG BÀN TAY


“Nghĩ những điều tiêu cực, nói những lời không tốt, làm những việc
chẳng lành, nhưng lại mong cầu một đời bình yên, nhất định là không thể.
Điều đó cũng giống như một kẻ mang hạt giống nhét vào hốc đá nơi
vực sâu, hạt giống cũng sẽ nảy mầm, nhưng cây mọc bên bờ vực cheo leo
khó tồn tại được lâu và không thể cho nhiều trái”.(1)
Người mang những toan tính không lành để mưu cầu hạnh phúc cho
cuộc đời mình cũng giống như kẻ mang hạt giống nhét vào kẽ đá nơi bờ vực
cheo leo với hi vọng sẽ trồng được một cây cổ thụ sống quá trăm năm.
Chẳng có gì mong manh bằng cây đứng cheo leo nơi bờ vực, chỉ một ngày
gió lớn, chỉ một đêm mưa to là đã lâm nguy.
Chẳng gì bấp bênh như niềm vui vun đắp từ những toan tính không lành,
giành của người này, giựt của người kia, để mang về làm niềm vui cho mình,
chỉ cần người quyết tâm giành lại thì niềm vui đó xem như sẽ bị xé nát.
Một khi đã khởi đi từ một toan tính không lành, thì mọi con đường chúng
ta đi đều dẫn về vực sâu, mà con đường của kẻ không lương thiện lại là con
đường bóng tối, nên chúng ta có thể sẽ sẩy rơi vào vực thẳm bất kỳ lúc nào.
Khi một giọt nước mưa quyết định sẽ hòa vào dòng sông là nó đã chọn
cho mình một cuộc đời xuôi ngược.
Khi một người quyết định chọn những toan tính không lành, chọn những
việc làm không thiện để xây dựng trên đó hình hài cuộc đời mình, là họ đã
chọn một cái cây nơi bờ vực sâu chênh vênh để treo cả sinh mạng của mình
vào đó.
Đỉnh cao và vực sâu là hai, nhưng con đường đưa đến hai nơi đó chỉ là
một, khác nhau ở hướng đi, khác nhau ở việc chúng ta đang quay lưng lại
với điều gì.
Tháng hai, lũ chim tu hú đã về lại núi; núi tháng hai rộn tiếng tu hú kêu,
không biết chúng đang nói với nhau điều gì, nhưng nghe rất buồn và rất
thiết tha, như trong đôi cánh bạt gió của chúng vẫn còn đang ủ kín một vết
thương.
Mong người luôn an.
Vô Thường
Núi.27.2.2023
Om Mani Padme Hum


[1] Nguyên Hán văn: 作惡希善報,則無有是處,種植於深淵,必無其果
利。Dòng 8 và 9, khung thứ ba, trang 493, bộ kinh mang mã số 0728, 諸法集
要經, tập 17 大正新脩大藏經。