TRỒNG HOA TRONG TÂM

Nếu trồng hoa trong tâm thì cuộc đời sẽ không bao giờ cằn cỗi.

  1. ĐÓA HOA NHÂN ÁI
    Vào năm Nguyên Phong thứ hai (năm 1079) đời Tống, Vương An Thạch
    giành được quyền lực và tiến hành cuộc cải cách mạnh mẽ. Lúc này, Tô Đông
    Pha bị điều đến Hồ Châu, trong “Hồ Châu tạ thượng biểu”, ông viết vài lời
    phàn nàn, trong đó có câu “Khó mà đi cùng người mới”, điều này làm dấy
    lên sự bất mãn của chính quyền mới. Họ cho rằng Tô Thức đang chế nhạo
    pháp luật mới. Thế là các quan chức trong Ngự Sử Đài đã bới móc trong thơ
    từ trước đây của Tô Thức, thu thập được rất nhiều “chứng cứ” trào phúng
    pháp luật mới của Tô Thức. Tô Thức bị bắt vào tù, tiếp nhận thẩm vấn, đây
    chính là “Vụ án thơ Ô Đài” nổi tiếng.
    “Thương thay bắc hộ Ngô Hưng thú, sỉ nhục thâu đêm chẳng nỡ nghe”.
    Ở trong ngục giam, Tô Thức bị hành hạ vô nhân tính, suốt đêm sỉ nhục, tàn
    phá đến mức các phạm nhân khác cũng không nghe nổi, rất khó tưởng
    tượng, đối tượng bị sỉ nhục, hành hạ chính là Tô Đông Pha!
    Trong phòng giam âm u, chịu đủ sự tra tấn, ông bị ép khai nhận “vấn đề”
    của mình, ông biết, một khi mình thừa nhận, sẽ cách pháp trường không xa.
    Tiểu nhân Ngự Sử Đài lời nói đầy ác ý, khéo léo thêu dệt nên từng tội danh,
    đưa Tô Thức vào mười tám tầng địa ngục.
    Nhưng vì danh tiếng của Tô Thức quá lớn, cộng thêm Thái hậu cầu xin,
    Tô Thức may mắn thoát chết. Cho dù bị tiểu nhân cố ý hãm hại, dù đã từng
    bị hành hạ vô nhân tính, nội tâm Tô Thức vẫn nhẹ nhàng mà thiện lương như
    ban đầu.
    Ở Hoàng Châu, ông không thể chịu nổi khi chứng kiến những đứa trẻ em
    bị bỏ rơi bị chết, nên đã thành lập hội cứu hộ trẻ em, để giải cứu những đứa
    trẻ bị bỏ rơi. Ở Huệ Châu, ông thấy những vết loét ở chân của nông dân do
    làm ruộng trong thời gian dài, ông đã quảng bá những nông cụ mới, mang
    lại sự tiện lợi lớn cho nông dân địa phương. Ở Hải Nam, ông thấy khắp nơi
    man rợ, nên đã chủ động mở trường học, khai hóa dân chúng.
    Tô Thức đi đến đâu, hy vọng mới nở rộ tới đó. Sự lương thiện trong lòng
    ông, không chỉ chiếu sáng người khác, mà còn sưởi ấm bản thân. Chính
    những nỗ lực này đã khiến nội tâm Tô Thức không khô cằn. Khi ông nhìn
    thấy những đứa trẻ may mắn sống sót, nhìn thấy những người nông dân
    không còn bị bệnh tật quấy nhiễu, nhìn thấy học sinh Hải Nam thi đậu, nội
    tâm ông tràn đầy cảm động và sức mạnh.
    Sự lương thiện của Tô Thức luôn luôn sưởi ấm người khác, người khác
    cũng sưởi ấm trái tim thông minh mẫn cảm, chịu đủ tổn thương của ông.
    Ông biết, chỉ cần thiện niệm không mất, dù rời xa triều đình thì cuộc đời ông
    vẫn tươi sáng, không trở nên cằn cỗi, suy đồi.
  2. ĐOÁ HOA CHÂN THÀNH
    ‘Bộ quần áo mới của Hoàng đế’ vốn là một trò lừa mà ai cũng có thể nhìn
    thấu, nhưng người ta lại sợ hoàng đế xấu hổ mà tự làm khó mình. Cuối cùng
    chỉ có một đứa trẻ có đủ can đảm để phá vỡ sự lừa dối đó: “Ông ấy không
    mặc gì cả!”. Đúng vậy, hoàng đế không mặc gì, nhưng người tiết lộ tất cả
    những điều này sẽ phải trả giá rất lớn.
    Trong đoạn ngắn kinh điển kia của Tô Thức, ông thản nhiên tự đắc vỗ
    bụng mình, hỏi thị thiếp bên cạnh, bụng mình là cái gì. Triêu Vân đáp, một
    bụng ‘không hợp thời’. Tô Thức cười ha ha, cho rằng Triêu Vân là tri kỷ của
    ông.
    Một bụng ‘không hợp thời’ này, chính là sự chân thành của Tô Thức. Ông
    tựa như đứa trẻ vạch trần “Bộ quần áo mới của Hoàng đế”, đối mặt với quan
    liêu lõi đời cả triều, chỉ muốn nói ra một câu “Ông ấy không mặc gì”.
    Hai chính quyền mới và cũ tranh đấu kẻ sống người chết, sử dụng tất cả
    các chính sách sinh kế của quốc gia và người dân làm quân bài để chống lại
    những người bất đồng chính kiến. Khi chính quyền mới lên nắm quyền, một
    số chính sách của chính quyền này kỳ quặc khiển Tô Thức viết thư khiển
    trách. Chính quyền mới bãi bỏ luật cũ, ông lại kêu oan cho những biện pháp
    luật cũ có hiệu quả, dâng thư biện hộ.
    Bất kể vị trí của mình thế nào, hay ở chính quyền nào, ông vẫn luôn chân
    thành như một đứa trẻ, đúng là đúng và sai là sai. Vì mưu sinh của nhân
    dân, ông sẵn sàng gánh chịu hậu quả của việc nói lời chân thành đối với
    những điều sai trái của vua quan, trung thành và sẵn sàng chịu bị giáng chức
    và lưu đày chốn nhân gian.
    Nội tâm Tô Thức luôn nở rộ đóa hoa chân thành này, ông giữ lời hứa của
    mình, đứng hiên ngang dù mưa to gió lớn, không bao giờ khom lưng cúi
    đầu, dùng niềm tin giành được lời khen ngợi.
    Tô Thức luôn trong sáng và thanh bạch, sự chân thành chính là tín điều
    trong tâm ông. Hoàn cảnh dù khó khăn đến mấy cũng không thể đánh gục
    được con người, mà điều đáng sợ là nội tâm suy sụp, không còn kiên trì niềm
    tin của mình nữa. Chính sự kiên trì này đã giúp Tô Thức sống sót qua những
    thăng trầm bị giáng đày, và đi lang bạt tứ phương, đồng thời cũng khiến Tô
    Thức trở thành tấm gương cho người đời sau.
  3. ĐOÁ HOA LẠC QUAN
    Tô Thức từng nói:
    “Hỏi người công lao sự nghiệp bình sinh, Hoàng Châu, Huệ Châu và Đam
    Châu”.
    Ba nơi bị giáng chức, lưu đày này, vốn nên là nơi thương tâm mà Tô Thức
    nên trốn tránh, nhưng ông lại coi đó như là huân chương của mình, trở thành
    nơi lấp lánh nhất trong cuộc đời mình. Tâm thái lạc quan này quả thật không
    phải người thường có thể sánh được.
    Ở Hoàng Châu, khi thiếu cơm ăn áo mặc, ông đưa gia đình ra đồng làm
    việc như một ông lão nông dân. Dù công việc mệt nhọc, ông vẫn có thể tìm
    thấy niềm vui trong khốn khổ, lấy thanh gỗ nhỏ gõ nhịp vào sừng con bò,
    hát những bài hát của người nông dân.
    Trước tình thế không đủ tiền mua thịt cừu, ông đã nhiệt tình mua loại thịt
    lợn “rẻ như đất”, nghĩ ra kỹ thuật nấu nướng đặc biệt và sáng chế ra món ăn
    nổi tiếng Trung Hoa “Thịt kho Đông Pha”.
    Sau khi bị giáng xuống Huệ Châu, ông nói: “Ăn ba trăm quả vải một
    ngày, không từ chối trở thành người Lĩnh Nam”, ông đắm chìm trong niềm
    vui của vải thiều. Bị giáng chức xuống đảo Hải Nam xa xôi, ông nói:
    “Tôi đang đi du lịch nơi tuyệt vời nhất trong đời”, và say sưa trước khung
    cảnh tuyệt đẹp ở đó.
    Bông hoa lạc quan nở rộ trong trái tim khiến Tô Thức trở thành một người
    lạc quan không bao giờ bị đánh bại. Ông luôn tìm thấy vẻ đẹp của cuộc sống
    trong những nghịch cảnh, thậm chí là những tình huống tuyệt vọng. Ông
    không muốn dành cả cuộc đời mình trong những lời phàn nàn và than vãn,
    đối xử với mọi thăng trầm trong cuộc sống bằng sự lạc quan của mình.
    Trồng hoa trong lòng, nhân sinh mới không cằn cỗi. Chính sự lương thiện,
    chân thành và lạc quan, ba bông hoa sinh mệnh này đã giúp Tô Thức có sức
    mạnh vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn.
    Tô Thức không vì bị giáng chức mà hao tổn tinh thần, không vì lưu đày
    mà ảo não, từ Hoàng Châu đến Hải Nam, hoàn cảnh sống ngày càng trở nên
    tồi tệ hơn, nhưng cuộc đời ông mỗi lúc một trở nên tuyệt vời và tự do hơn.
    Theo Lý Văn Hàm – Sound Of Hope
    Nguyên Anh biên dịch.

Leave a comment